Quyết định quan trọng của NATO về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine

Sau cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước thành viên hôm 9.4, NATO đưa ra quyết định có thể khiến xung đột Nga - Ukraine thêm tồi tệ, theo báo Nga RT.

Việc phương Tây liên tục “bơm” vũ khí cho Ukraine khiến Nga rất không hài lòng (ảnh: CNN)

Việc phương Tây liên tục “bơm” vũ khí cho Ukraine khiến Nga rất không hài lòng (ảnh: CNN)

“NATO sẽ gửi vũ khí mạnh hơn cho Ukraine và giúp nước này thay đổi hệ thống vũ khí cũ kỹ có từ thời Liên Xô”, Ngoại trưởng Anh Liz Truss phát biểu hôm 9.4.

Bà Liz Truss cho biết, quyết định trên đã được các thành viên NATO thảo luận và nhất trí.

“Chúng tôi đã quyết định giúp Ukraine đổi hệ thống vũ khí từ thời Liên Xô sang trang bị tiêu chuẩn của NATO”, bà Liz Truss nói và không đề cập đến loại vũ khí nào có thể được NATO gửi tới Ukraine.

Trả lời phỏng vấn với các phóng viên sau cuộc họp hôm 9.4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng tuyên bố khối này “sẵn sàng làm nhiều hơn nữa để cung cấp vũ khí cho Ukraine”.

Theo RT, quyết định mới của NATO có thể khiến xung đột Nga – Ukraine thêm tồi tệ. Moscow đã nhiều lần cảnh báo phương Tây về việc gửi vũ khí cho Ukraine. Giới chức Nga thậm chí còn tuyên bố các chuyến xe chở viện trợ quân sự từ nước ngoài vào Ukraine có thể trở thành “mục tiêu hợp pháp”.

Trước thềm cuộc họp của NATO, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đã kêu gọi phương Tây gửi máy bay, tên lửa và hệ thống phòng không cho Kiev nhằm đối phó Nga.

“Hoặc là các bạn giúp đỡ chúng tôi ngay bây giờ. Hoặc tất cả sẽ trở nên quá muộn”, ông Ukraine Dmitry nói.

Việc NATO quyết định “thay máu” vũ khí cho Ukraine được cho là có sự can thiệp của Mỹ, theo RT. Tổng thống Mỹ Biden cho biết, sau khi Slovakia gửi hệ thống S-300 cho Ukraine, Washington sẽ cung cấp cho nước này tổ hợp phòng không Patriot như một dạng “bù đổi”.

Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Mỹ đang xem xét phương pháp để cung cấp cho Ukraine những “hệ thống vũ khí mới, có thể tạo ra sự khác biệt”. Mỹ hiện là nhà cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Ukraine. Bên cạnh đạn dược, máy bay không người lái, Mỹ còn cung cấp một số lượng lớn tên lửa Javelin và Stinger cho Ukraine.

Trong khi đó, hôm 9.4, Đức cho biết các kho dự trữ vũ khí của nước này đã không còn khả năng viện trợ quân sự cho Ukraine. Nếu muốn tiếp tục gửi vũ khí cho Ukraine, Đức có thể phải dựa vào các công ty quốc phòng.

“Thành thật mà nói, chúng tôi đã đến giới hạn”, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nói với tờ Augsburger Allgemeine.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc sống người dân ở Kiev giờ ra sao?

Sự lo lắng vẫn còn, nhưng ở thủ đô Ukraine, dòng người và xe cộ đã tấp nập trở lại trên các con đường sau khi quân đội Nga rút lui.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN