Quốc gia ĐNA sẵn sàng đón người tị nạn từ Myanmar sau vụ đảo chính

Nằm giáp biên giới Myanmar, quốc gia Đông Nam Á này đã chuẩn bị cơ sở, sẵn sàng đón người tị nạn chạy trốn khỏi quân đội và cảnh sát Myanmar sau vụ đảo chính quân sự hôm 1.2.

Người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar tự chế khiên chống đạn (ảnh: Irrawaddy)

Người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar tự chế khiên chống đạn (ảnh: Irrawaddy)

Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Narongphan Chitkaewtae cho biết, nước này đã chuẩn bị cơ sở vật chất ở các tỉnh biên giới, sẵn sàng đón người tị nạn từ Myanmar.

Hôm 8.3, ông Chitkaewtae có chuyến thăm đến các đơn vị an ninh ở các tỉnh Mae Hong Son và Tak, Thái Lan để kiểm tra khả năng tiếp nhận dòng người tị nạn từ Myanmar trong bối cảnh bất ổn chính trị ở nước láng giềng gia tăng.

Ở tỉnh Kanchanaburi, Thái Lan cũng lập sẵn 4 cơ sở có thể đón hơn 2.000 người tị nạn từ Myanmar.

Một số quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia bày tỏ quan ngại về bất ổn chính trị tại Myanmar sau vụ đảo chính hôm 1.2, đặc biệt là tình trạng người biểu tình chết trên đường phố do đụng độ với cảnh sát.

Từ đêm 7.3, ít nhất 20 trường đại học, bệnh viện ở các thành phố lớn của Myanmar như Yangon, Mandalay, Magway, Monywa và Ayeyarwady đã bị cảnh sát sử dụng để lập căn cứ.

Ở Yangon, một số người biểu tình đã bị thương khi phản đối cảnh sát chiếm dụng Bệnh viện Bệnh truyền nhiễm Waibargi. Bệnh viện này đã bị bác sĩ và nhân viên y tế bỏ lại khi tuyên bố đình công để tham gia biểu tình.

Đêm ngày 8.3, Đại học Dagon ở Yangon cũng bị cảnh sát dùng làm cứ địa, dù có sự phản đối của sinh viên và giảng viên.

Ở Mandalay, tất cả các trường đại học và những bệnh viện có sức chứa từ 300 giường trở lên đều bị cảnh sát chiếm dụng.

Sai Khaing Myo Tun – chủ tịch Liên đoàn giáo viên Myanmar – cho rằng, việc chiếm dụng bệnh viện, trường đại học là là chiến thuật mới của cảnh sát nhằm khiến người biểu tình không còn nơi trú ẩn, chăm sóc nếu bị thương.

Nguồn: [Link nguồn]

Quan chức Myanmar thiệt mạng khi cảnh sát trấn áp biểu tình

Hàng chục nghìn người biểu tình chống đảo chính ngày 7/3 vẫn xuống đường trên khắp Myanmar bất chấp cuộc đàn áp ngày...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Irrawaddy ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN