Quá "đắm đuối" với tàu sân bay khiến Mỹ yếu trước Nga, TQ

Quân đội Mỹ hiện đang đứng trước nhiều ngã rẽ, không thể rút khỏi “vũng lầy” Iraq và Afghanistan nhưng vẫn phải tìm cách phản ứng với Nga và Trung Quốc cũng như sẵn sàng chống lại mối đe dọa khủng bố toàn cầu.

Quá "đắm đuối" với tàu sân bay khiến Mỹ yếu trước Nga, TQ - 1

Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) của Mỹ.

Theo Washington Post, Lầu Năm Góc đề xuất khoản ngân sách 582,7 tỷ USD cho năm 2017 để đối trọng với các thách thức này. Nhưng một nhóm các chuyên gia từ đến từ Trung tâm An ninh Mỹ cảnh báo, Washington sẽ phải đưa ra quyết định khó khăn nếu muốn chống lại các mối đe dọa trong tương lai một cách hiệu quả.

3 chuyên gia Jerry Hendrix, Paul Scharre và Elbridge Colby đã có những nhận định về tác động của ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2017 với việc định hình quân đội Mỹ trong 10 năm tới.

Ngừng chế tạo tàu sân bay

“Quân đội Mỹ đã ở trong giai đoạn đỉnh cao khi đánh bại quân Iraq trong Chiến tranh Vùng vịnh năm 1991”, ông Colby nói, nhấn mạnh rằng Lầu Năm Góc khi đó tập trung vào chất lượng quân đội và các trang thiết bị công nghệ cao.

Theo mức ngân sách đề xuất cho năm 2017, hải quân Mỹ sẽ tăng từ 272 tàu đến 345 tàu trong 10 năm tới. Không quân Mỹ cũng được bổ sung thêm 120 máy bay. “Số lượng cũng rất quan trọng”, ông Colby nói.

Quá "đắm đuối" với tàu sân bay khiến Mỹ yếu trước Nga, TQ - 2

Mỹ nên tập trung vào phát triển vũ khí laser trang bị trên chiến đấu cơ.

Để giải quyết vấn đề cân bằng hiện tại, 3 chuyên gia Mỹ đề xuất Lầu Năm Góc tập trung cả việc phát triển vũ khí công nghệ cao và vũ khí thông thường. Điều đó đồng nghĩa rằng Mỹ sẽ chế tạo máy bay ném bom tầm xa B-21 cùng với loại máy bay một động cơ giá rẻ như A-29 Super Tucano để phục vụ môi trường tác chiến khác nhau.

Đổi lại, chuyên gia Mỹ đề nghị hủy bỏ dự án sản xuất siêu tàu sân bay lớp Gerald Ford và các tàu tấn công đổ bộ. Dự án đóng 3 tàu sân bay lớp Ford ước tính tiêu tốn hơn 40 tỷ USD. Siêu tàu sân bay đầu tiên liên tục gặp trục trặc trong quá trình thử nghiệm, dẫn đến việc đẩy lùi thời gian biên chế cho hải quân.

Ngoài ra, quân đội Mỹ sẽ tiết kiệm 55 tỷ USD trong 10 năm nếu cắt giảm 5% cơ cấu lực lượng dân sự và 8.000 nhân viên hợp đồng.

Quá "đắm đuối" với tàu sân bay khiến Mỹ yếu trước Nga, TQ - 3

Mỹ để ngỏ khả năng trang bị súng điện từ railgun trên tàu khu trục USS Zumwalt (DDG-1000).

3 chuyên gia Mỹ tin rằng, kế hoạch này vẫn đảm bảo cho quân đội Mỹ có 10 tàu sân bay hoạt động trong một thập kỷ tới, với nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Phát triển vũ khí công nghệ cao

Khoản ngân sách còn lại cần được đầu tư vào các lĩnh vực khác, giúp quân đội Mỹ có đủ sức mạnh cần thiết, đối trọng với các mối đe dọa chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD) của Nga, Trung ở biển Baltic và Biển Đông.

Chuyên gia Mỹ đề xuất tập trung chế tạo hệ thống vũ khí tự hành, tăng cường năng lực của hạm đội tàu ngầm. Bên cạnh đó, các công nghệ của tương lai như vũ khí laser lắp đặt trên máy bay, súng điện từ railgun trên tàu chiến sẽ giúp quân đội Mỹ đạt đến khả năng tấn công chính xác chưa từng có, hơn bất kỳ lực lượng quân sự nào trên thế giới.

Cuối cùng, các chuyên gia Mỹ muốn quân đội duy trì lực lượng đặc nhiệm, phi đội máy bay không người lái ở mức như hiện nay. Cường kích A-10 nên được giữ lại và quân đội Mỹ cần tập trung vào nhiệm vụ “đào tạo, tư vấn và hỗ trợ”, vốn đã trở thành thương hiệu của lực lượng Mỹ trong những năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN