Phát hiện bất thường ở căn cứ tên lửa hạt nhân Mỹ

Sau khi phát hiện mức độ chất gây bệnh vượt ngưỡng cho phép, một tướng Mỹ đã chỉ đạo "thực hiện các biện pháp khẩn cấp".

Không quân Mỹ phát hiện mức độ một chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép tại một căn cứ tên lửa hạt nhân. Ảnh minh họa: Wyoming Tribune Eagle

Không quân Mỹ phát hiện mức độ một chất gây ung thư vượt ngưỡng cho phép tại một căn cứ tên lửa hạt nhân. Ảnh minh họa: Wyoming Tribune Eagle

Hãng AP ngày 8/8 đưa tin, lực lượng Không quân Mỹ đã phát hiện mức độ không an toàn của một chất có khả năng gây ung thư tại các trung tâm kiểm soát phóng ngầm, thuộc một căn cứ tên lửa hạt nhân ở bang Montana, nơi ghi nhận nhiều lính và cựu lính tên lửa mắc loại ung thư hiếm gặp.

Kết quả từ các mẫu xét nghiệm ở 2 cơ sở phóng của căn cứ Không quân Malmstrom (bang Montana) cho thấy, mức độ PCB, một chất được xác định là có thể gây ung thư, cao hơn ngưỡng do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ khuyến nghị. 

Bộ Chỉ huy Tấn công Toàn cầu, thuộc Không quân Mỹ (AFGSC), ngày 7/8 cho biết, đây là phát hiện "đầu tiên" trong quá trình lấy mẫu rộng rãi các căn cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang hoạt động của Mỹ, nhằm giải quyết mối lo ngại về bệnh ung thư của các thành viên của cộng đồng tên lửa". Khi tới các cơ sở phóng tên lửa, nhóm đánh giá sức khỏe sẽ thu thập mẫu nước, đất, không khí tại đó.

Để đối phó với tình trạng trên, tướng Thomas Bussiere, chỉ huy AFGSC, đã chỉ đạo thực hiện "các biện pháp khẩn cấp để dọn dẹp các cơ sở có mức độ PCB vượt ngưỡng và giảm thiểu phơi nhiễm cho nhân sự ở đó". 

Sau khi hãng AP đưa tin rằng ít nhất 9 lính và cựu lính tên lửa tại căn cứ Không quân Malmstrom bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư hạch không Hodgkin, một loại ung thư máu hiếm gặp, trường Y học Hàng không Vũ trụ (Không quân Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu về ung thư trong cộng đồng tên lửa để xem xét khả năng xuất hiện các ổ bệnh. 

Và có thể có hàng trăm loại ung thư khác ở các cơ sở phóng, dựa trên dữ liệu mới của một nhóm cựu sĩ quan phóng tên lửa và các thành viên còn sống trong gia đình họ. 

Theo tổ chức phi chính phủ Torchlight Initiative, ít nhất 268 quân nhân từng phục vụ tại các cơ sở tên lửa hạt nhân, và các thành viên còn sống sót trong gia đình họ, nói rằng họ bị chẩn đoán mắc ung thư, bệnh về máu và các bệnh khác trong vài thập kỷ qua. Trong số này, có 217 người mắc ung thư, bao gồm 33 người bị ung thư hạch không Hodgkin.

Theo AP, các con số trên trở nên đáng chú ý vì cộng đồng tên lửa không có quá nhiều thành viên. Chỉ có vài trăm thành viên không quân làm nhiệm vụ của lính tên lửa tại 3 căn cứ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III mỗi năm. 

Lính tên lửa là các sĩ quan quân đội (cả nam và nữ) phục vụ trong các trung tâm kiểm soát phóng ngầm. Tại đây, họ sẽ làm nhiệm vụ giám sát và nếu cần là kích hoạt các tên lửa hạt nhân. Hai lính tên lửa đôi khi dành nhiều ngày để theo dõi trong các boong-ke ngầm, sẵn sàng vặn chìa khóa và phóng tên lửa Minuteman III nếu nhận được lệnh từ Tổng thống. 

Hãng tin AP cho hay, các cơ sở chứa tên lửa Minuteman III và trung tâm kiểm soát phóng ngầm được xây dựng hơn 60 năm trước. Phần lớn các thiết bị điện tử và cơ sở hạ tầng có tuổi đời hàng chục năm. Các lính tên lửa nhiều lần nêu ra lo ngại về sức khỏe liên quan đến hệ thống thông gió, chất lượng nước và các chất độc tiềm ẩn khi họ phải thực hiện nhiệm vụ ở lòng đất trong 24 giờ - 48 giờ. 

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ từng bí mật trục vớt tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Liên Xô ở độ sâu 4,9km thế nào?

Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng vận hành chiến dịch phức tạp, bí mật và đắt đỏ nhất để trục vớt tàu ngầm Liên Xô chìm ở độ sâu không tưởng, mà phía Liên Xô...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BẰNG LÂU - AP ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN