Mỹ từng bí mật trục vớt tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Liên Xô ở độ sâu 4,9km thế nào?

Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từng vận hành chiến dịch phức tạp, bí mật và đắt đỏ nhất để trục vớt tàu ngầm Liên Xô chìm ở độ sâu không tưởng, mà phía Liên Xô không hề hay biết.

Xác tàu ngầm K-129 của Liên Xô.

Xác tàu ngầm K-129 của Liên Xô.

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô chạy đua đóng tàu ngầm chiến lược mang tên lửa đạn đạo. Các tàu ngầm hoạt động bí mật dưới nước, trang bị tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân, được coi là vũ khí răn đe hiệu quả.

Ngày 24.2.1968, tàu ngầm diesel-điện K-129 của Liên Xô mang theo ngư lôi và 3 tên lửa hạt nhân, khởi hành thực hiện nhiệm vụ tuần tra ở Thái Bình Dương.

Lần đầu tiên tàu liên lạc về sở chỉ huy vào ngày 26.2 đúng theo kế hoạch. Nhưng đến ngày 8.3, tàu đã không gửi tín hiệu về căn cứ.

Đến cuối tháng 3, sau hai lần tàu bỏ lỡ thời điểm gửi tín hiệu về căn cứ, hải quân Liên Xô quyết định mở chiến dịch tìm kiếm quy mô lớn ở khu vực Bắc Thái Bình Dương.

Mỹ đóng riêng tàu Hughes Glomar Explorer cho sứ mệnh trục vớt, ngụy trang là tàu khai thác khoáng sản.

Mỹ đóng riêng tàu Hughes Glomar Explorer cho sứ mệnh trục vớt, ngụy trang là tàu khai thác khoáng sản.

Tình báo Mỹ nhận ra điều bất thường, biết rằng Liên Xô đang tìm kiếm một thứ gì đó thất lạc. Do hạn chế về mặt công nghệ tìm kiếm vật thể dưới nước so với Mỹ, Liên Xô không xác định được vị trí tàu ngầm gặp nạn và coi như xóa sổ tàu K-129.

Sau khi Liên Xô bỏ cuộc, Mỹ bắt đầu âm thầm vào cuộc. Dựa vào thông tin ghi nhận về một vụ nổ dưới nước, cũng như các dữ liệu tình báo về hoạt động tìm kiếm của Liên Xô, người Mỹ khoanh vùng khu vực tìm kiếm.

Ngày 20.8.1968, tàu ngầm hạt nhân USS Halibut của Mỹ có mặt ở khu vực tìm kiếm, sử dụng các thiết bị quan sát phụ trợ, xác nhận tàu ngầm Liên Xô chìm ở độ sâu 4.900 mét, cách đảo Oahu, Hawaii khoảng 2.890km ở Thái Bình Dương.

Người Mỹ coi đây là cơ hội hiếm có để thu hồi tên lửa hạt nhân trang bị trên tàu ngầm mà Liên Xô không hề hay biết. Tổng thống Mỹ Richard Nixon phê chuẩn nhiệm vụ trục vớt tàu ngầm Liên Xô theo đề xuất từ Lầu Năm Góc.

Để đảm bảo chiến dịch diễn ra trong bí mật, sứ mệnh trục vớt do CIA thực hiện chứ không phải hải quân Mỹ.

Minh họa cảnh Mỹ trục vớt tàu ngầm Liên Xô.

Minh họa cảnh Mỹ trục vớt tàu ngầm Liên Xô.

Để có thể trục vớt con tàu nặng 1.750 tấn, nằm ở độ sâu 4.900m trong điều kiện áp suất cực lớn. Giải pháp của CIA là đóng riêng một con tàu phục vụ sứ mệnh này. Chiến dịch với mật danh Azorian chính thức bắt đầu.

CIA liên hệ với tỷ phú Howard Hughes, chủ sở hữu Global Marine, công ty tiên phong trong các hoạt động khoan sâu ở ngoài khơi, để chế tạo tàu Hughes Glomar Explorer, giả là tàu khai thác khoáng sản.

Đối với dư luận, Glomar là một tàu thăm dò dầu mỏ ở biển sâu. Buổi lễ hạ thủy được tổ chức long trọng với đủ các nghi thức như đập chai sâm panh và những bài phát biểu hồ hởi về viễn cảnh xán lạn của ngành khai khoáng. Đối với CIA, Glomar là một con tàu hết sức đắt đỏ, phục vụ nhiệm vụ táo bạo chưa từng có. Chi phí đóng tàu lên tới 350 triệu USD, tương đương hơn 1,67 tỉ USD theo giá trị ngày nay.

Sau 6 năm chuẩn bị, mùa hè năm 1974, tàu Hughes Glomar Explorer với lượng giãn nước 63.000 tấn, bắt đầu khởi hành đến nơi tàu ngầm K-129 bị chìm.

Ở thời điểm đó, Chiến tranh Lạnh đã hạ nhiệt. Nhưng Liên Xô vẫn hết sức cảnh giác, cử hai tàu tình báo giám sát hoạt động của tàu Hughes Glomar Explorer.

Nhờ ngụy trang tài tình khéo léo, cũng như sự trợ giúp của các đồng minh, các đặc vụ CIA đã thành công trong việc đánh lừa phía Liên Xô, rằng tàu Hughes Glomar Explorer chỉ là một tàu khai thác khoáng sản thông thường.

Minh họa các cánh tay robot bám chặt lấy tàu ngầm Liên Xô, nâng lên từ độ sâu 4.900 mét.

Minh họa các cánh tay robot bám chặt lấy tàu ngầm Liên Xô, nâng lên từ độ sâu 4.900 mét.

Các kỹ sư trên tàu lắp ráp một cánh tay robot khổng lồ, đưa xuống đáy biển bằng dây cáp, trong suốt một tuần. Theo kế hoạch, các cánh tay robot sẽ bám chặt vào thân tàu, nâng toàn bộ tàu ngầm Liên Xô từ độ sâu 4.900m.

Mọi chuyện ban đầu diễn ra khá thuận lợi, nhưng khi nâng được nửa quãng đường, cánh tay robot gặp sự cố, làm rơi một phần của tàu ngầm K-129 xuống đáy biển.

Phần nhỏ hơn được đưa lên tàu Glomar vào ngày 8.8.1974. Kiểm tra bên trong, CIA tìm thấy xác của 70 trong tổng số 83 thủy thủ Liên Xô. Các thi thể được hải táng theo các nghi thức trong trọng nhất và được ghi lại bằng video.

Trong một chuyến thăm Nga vào tháng 10.1992, Giám đốc CIA khi đó là Robert Gates đã trao cho phía Nga đoạn băng quay lại cảnh hải táng các thủy thủ.

Phía Mỹ khẳng định với Nga rằng chiến dịch Azorian thất bại, không trục vớt được tên lửa hạt nhân như kì vọng. Ngược lại, Nga cho rằng Mỹ đã nắm được một số thông tin quan trọng trên tàu. 

Theo tài liệu giải mật của CIA, chiến dịch Azorian đã tiêu tốn 800 triệu USD, tương đương khoảng 4 tỉ USD theo tỉ giá ngày nay và là một trong những chiến dịch đắt đỏ nhất của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh.

Nguồn: [Link nguồn]

Giây phút sỹ quan Liên Xô cứu thế giới khỏi họa hạt nhân

Chiến tranh hạt nhân chưa bao giờ đến gần như vậy trong cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, khi các tàu ngầm Liên Xô trang bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN