Ông Biden “bó tay”, trao thứ ông Putin muốn ở Ukraine? 

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực xây dựng một liên minh với các quốc gia châu Âu để để ngăn chặn kịch bản Nga tấn công Ukraine. Giới lãnh đạo phương Tây đưa ra những tuyên bố cứng rắn, nhưng ẩn sau đó là bầu không khí tuyệt vọng bao trùm, theo tạp chí Mỹ Forbes.

Ông Putin hối thúc Mỹ và NATO chấp thuận các đề xuất đảm bảo an ninh mà Nga đưa ra.

Ông Putin hối thúc Mỹ và NATO chấp thuận các đề xuất đảm bảo an ninh mà Nga đưa ra.

Theo báo Mỹ, Washington biết không một quốc gia châu Âu nào sẵn sàng tham chiến với Moscow về vấn đề Ukraine, và châu Âu cũng biết Washington không muốn hành động.

Tổng thống Nga Vladimir Putin không hề muốn chiếm đóng Ukraine, dù nhà lãnh đạo Nga có thể dễ dàng chia đôi Ukraine. 

Điều ông Putin muốn là loại bỏ mối đe dọa quân sự ở Ukraine, nghĩa là ngăn Ukraine gia nhập liên minh quân sự NATO, ngăn phương Tây đặt căn cứ ở Ukraine, hạn chế tối đa các thỏa thuận hợp tác quân sự giữa Ukraine và phương Tây.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden gần đây thể hiện lập trường cứng rắn. Ông Biden và Ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định Mỹ không dễ dàng chấp nhận các yêu sách của Nga.

Theo tạp chí Forbes, đến cuối cùng, ông Biden vẫn sẽ phải đáp ứng những điều kiện của ông Putin, chỉ là không công khai thừa nhận những gì đang xảy ra.

Vị trí địa lý khiến Ukraine rất khó có thể phòng thủ nếu Nga tấn công tổng lực.

Vị trí địa lý khiến Ukraine rất khó có thể phòng thủ nếu Nga tấn công tổng lực.

Thứ nhất, NATO thực sự không hề muốn kết nạp Ukraine. Theo Forbes, Ukraine mong muốn thúc đẩy quan hệ với phương Tây thông qua việc gia nhập NATO. Nhưng kết nạp một Ukraine chìm trong nạn tham nhũng và trì trệ chỉ thêm gánh nặng cho tổ chức.

Khi NATO bành trướng sang phía đông, kết nạp thêm hàng loạt nước thuộc Liên Xô cũ, các thành viên NATO đã phải chi tới 90% kinh phí nâng cấp năng lực phòng thủ của các quốc gia Đông Âu, vô hình trung làm suy yếu năng lực tổng thể của liên minh.

Theo Forbes, điều cuối cùng mà London, Paris hay Washington không hề mong muốn là kết nạp thêm một “đối tác” yếu kém vào liên minh, vốn đang hết sức căng thẳng.

Thứ hai, người dân Mỹ đã phát ngán với việc Washington luôn phải đóng vai “anh hùng giải cứu thế giới”. Mỹ mới chấm dứt cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan vào năm ngoái. Cử tri Mỹ không muốn thấy một cuộc chiến dai dẳng mới ở Ukraine.

Dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump, Mỹ từng dọa sẽ rút khỏi NATO nếu các nước thành viên không chi thêm ngân sách quốc phòng. Lên nắm quyền vào tháng 1.2021, Tổng thống Joe Biden đang cố gắng tái thiết quan hệ với châu Âu, nhưng viễn cảnh Mỹ phiêu lưu quân sự ở Ukraine là hết sức xa vời, theo Forbes.

Thứ ba, Nga vẫn là cường quốc hạt nhân. Năng lực quân sự đáng gờm của Nga là điều khiến các nước phương Tây e dè. Nga sở hữu ít nhất 1.550 đầu đạn hạt nhân bắn tới Mỹ, đủ sức hủy diệt các thành phố lớn ở châu Âu chỉ trong vài giờ.

Có quan niệm cho rằng, những vũ khí hủy diệt này quá nguy hiểm đến mức không ai dám sử dụng. Nhưng học thuyết quân sự của Nga luôn để ngỏ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu căng thẳng leo thang ở Đông Âu, ngay trước cửa ngõ của Nga, theo Forbes.

Thứ tư, Ukraine nằm quá gần lãnh thổ trung tâm của Nga. Theo Forbes, ông Putin là nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn, có quan điểm rằng phương Tây và Nga luôn phải duy trì vùng đệm là các nước trung lập ở Đông Âu.

Viễn cảnh quân đội NATO hiện diện thường trực ở Ukraine là “cái gai trong mắt” mà ông Putin không bao giờ có thể chấp nhận. Thủ đô Kiev chỉ cách Moscow khoảng 750km, nằm trong phạm vi chiến đấu của tiêm kích F-35. Các chiến đấu cơ Mỹ hoàn toàn có thể mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật, đặt ra mối đe dọa thường trực với Nga. Đó là lý do ông Putin muốn lực lượng NATO ở cách biên giới Nga càng xa càng tốt.

Thứ năm, ông Putin sẽ phần nào hài lòng nếu Mỹ và phương Tây lùi bước. Với tính cách của một nhà lãnh đạo cứng rắn như ông Putin, chỉ khi nào đạt được mục đích, Tổng thống Nga mới dừng lại. Đó có thể là cách tốt nhất để chấm dứt khủng hoảng và ông Biden có thể tập trung giải quyết các vấn đề cấp thiết hơn ở trong nước, theo Forbes.

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia láng giềng chìm trong bạo loạn: Cơn ”ác mộng” ngay trước mặt ông Putin?

Bất ổn chưa từng thấy ở quốc gia láng giềng là điều Moscow không hề mong muốn, hơn nữa lại xảy ra khi Tổng thống Nga...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN