Cú "bắt tay" của ông Putin với Trung Quốc khiến châu Âu lo sợ?

Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đang ở giai đoạn cuối trong cuộc đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về việc xây đường ống dẫn khí đốt mới sang Trung Quốc, có thể làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng ở châu Âu

Khi châu Âu còn đang lưỡng lự, ông Puitn đã tiến tới đạt thỏa thuận xuất khẩu thêm khí đốt sang Trung Quốc.

Khi châu Âu còn đang lưỡng lự, ông Puitn đã tiến tới đạt thỏa thuận xuất khẩu thêm khí đốt sang Trung Quốc.

Theo báo Anh Express, thỏa thuận mới sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm, thông qua đường ống dẫn khí đốt mới mang tên Sức mạnh Siberia 2.

Đây là thông tin không hề tích vực với châu Âu, trong bối cảnh giá khí đốt đã tăng lên mức kỷ lục vào tuần trước, hơn 800% so với hồi đầu năm ngoái.

Những năm gần đây, châu Âu đặc biệt thiếu năng lượng phục vụ sưởi ấm vào mùa đông, do Pháp cắt giảm công suất nhà máy điện hạt nhân và sản lượng điện gió tạo ra ở Đức suy giảm mạnh.

Kết quả là các quốc gia châu Âu ngày càng phụ thuộc vào khí đốt từ Nga phục vụ sưởi ấm, thậm chí còn phải dùng cả than và dầu.

Ông Putin thông báo đạt bước tiến quan trọng trong đàm phán với Trung Quốc trong bối cảnh Đức và Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang cân nhắc có nên thông qua đường ống dẫn khi đốt Nord Stream 2 hay không.

Đường ống dẫn khí đốt thẳng từ Nga tới Đức đã được hoàn thiện vào năm ngoái. Phía Nga gần đây thông báo sẵn sàng bơm 50 triệu m3 khí đốt/năm qua đường ống này, một khi phía châu Âu đồng ý mở van.

“Đó là những vấn đề mà các đối tác châu Âu của chúng ta cần giải quyết. Giờ đến lượt họ. Nga đã làm xong phần việc xây dựng đường ống. Nord Stream 2 sẵn sàng đi vào hoạt động”, ông Putin phát biểu ngày 29.12.2021.

Theo giới quan sát, thỏa thuận mới sắp đạt được với Trung Quốc giúp Nga không còn phụ thuộc vào khách hàng châu Âu. 

Danil Buchkov, chuyên gia về quan hệ Nga-Trung, nói trên tờ Express: “Đường ống Sức mạnh Siberia 2 dẫn khí đốt từ các mỏ khai thác của Nga ở bán đảo Yamal, cũng là nơi Nga cung cấp khí đốt cho châu Âu”.

Theo kế hoạch, đường ống Sức mạnh Siberia 2 cũng sẽ có sản lượng 50 triệu m3/năm, tương đương Nord Stream 2, giúp điện Kremlin có thêm lựa chọn đối tác cũng như giá cả.

Ông Putin nói phía Nga đã xong trách nhiệm với đường ống trực tiếp từ Nga tới Đức, chỉ còn chờ phương Tây mở van tiếp nhận khí đốt.

Ông Putin nói phía Nga đã xong trách nhiệm với đường ống trực tiếp từ Nga tới Đức, chỉ còn chờ phương Tây mở van tiếp nhận khí đốt.

Brandon Weichert, chuyên gia về địa chính trị châu Âu, nói: “Phương Tây đang lưỡng lự về việc mua khí đốt khi Nga tích cực chào bán. Nhưng trong tương lai, thậm chí muốn mua cũng chưa chắc được Nga đồng ý”.

“Tôi tin rằng châu Âu không còn cách nào khác là phải thân thiện với Nga để mua khí đốt với giá phải chăng”, ông Weichert nói thêm.

Theo kế hoạch, đường ống Sức mạnh Siberia 2 sẽ sớm được xây dựng, là thỏa thuận đem lại lợi ích cho cả Nga và Trung Quốc, dự kiến sẽ đi vào hoạt động ngay trong năm 2027.

Alexander Gabuev, chuyên gia tại Trung tâm Carnegie Moscow, nói thời gian không còn nhiều để châu Âu suy nghĩ. “ Một khi thỏa thuận được ký kết và đường ống được xây xong, Nga có thể bán khí đốt từ mỏ khai thác vốn chỉ xuất sang châu Âu, giúp tăng lợi thế trên bàn đàm phán”.

Nga và Trung Quốc thời gian qua tích cực xích lại gần nhau, đạt các bước tiến trong lĩnh vực năng lượng. Năm 2019, hai quốc gia đưa đường ống dẫn khí đốt trực tiếp đầu tiên vào hoạt động mang tên Sức mạnh Siberia.

“Thỏa thuận mới giúp Nga có thêm nguồn tài chính giúp né tránh lệnh cấm vận của phương Tây. Trung Quốc có thêm phương án sử dụng năng lượng thay vì phụ thuộc vào than đá như hiện nay”, ông Weichert nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga trải qua khủng hoảng lớn nhất kể từ Thế chiến 2

Trong phần lớn quãng thời gian của năm 2021, Nga tập trung một lượng lớn binh lực giáp biên giới Ukraine, để ngỏ khả năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Express ([Tên nguồn])
Vladimir Putin Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN