Nước sông Mekong về muộn, hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á cạn khô

Vào mùa mưa, sông Mekong là nguồn cấp nước chính cho hồ Tonle Sap – hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp hồ nước này cạn khô.

Thuyền bè nằm bên bờ phụ lưu sông chảy vào hồ Tonle Sap, Campuchia.

Thuyền bè nằm bên bờ phụ lưu sông chảy vào hồ Tonle Sap, Campuchia.

Theo Reuters, nước từ sông Mekong hàng năm đổ về nhánh sông Tonle Sap ở Campuchia, từ đó tiếp nước cho hồ nước ngọt Tonle Sap.

Nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp hồ Tonle Sap cạn khô vào mùa mưa. Theo các chuyên gia thủy văn, nước từ sông Mekong chỉ có thể tới được hồ Tonle Sap vào tháng sau, muộn hơn nhiều so với bình thường.

Tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở lưu vực sông Mekong cùng các dự án thủy điện ở Lào và Trung Quốc đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông Mekong, theo Reuters.

“Tôi đi câu suốt hai đêm nay nhưng vẫn không bắt đủ cá”, Khon Kheak, một ngư dân tại làng nổi Kampong Khleang, nói. Năm nay, mỗi chuyến đi câu chỉ mang về cho ngư dân này 3 USD, thấp hơn nhiều so với mức 12-25 USD vào mùa câu ở các năm trước.

Dòng nước từ sông Mekong thường đổ về hồ Tonle Sap trong 120 ngày, làm mực nước dâng lên gấp 6 lần bình thường. Cuối tháng 9 là thời điểm dòng nước ngược trở về sông Mekong, kết thúc mùa đánh bắt quan trọng trong năm của người Campuchia.

Dựa vào các dữ liệu về lượng mưa, dòng chảy có thể xuất hiện vào tháng 8 năm nay, Long Saravuth, phó tổng thư ký Ủy ban Mekong Quốc gia của Campuchia, cho biết.

Ủy ban sông Mekong (MRC) đề cập đến hai nguyên nhân khiến dòng chảy về muộn, bao gồm lượng mưa thấp và các đập thủy điện của Lào và Trung Quốc trữ nước ở thượng nguồn sông Mekong.

“Có lẽ kể từ bây giờ, dòng chảy ở sông Mekong sẽ không còn giống như những gì từng là điều thông thường cách đây vài năm”, MRC cho biết.

Lào và Trung Quốc nói rằng, đập thủy điện đem lại lợi ích kinh tế lớn, giúp điều tiết dòng nước, ngăn lũ lụt và hạn hán, theo Reuters.

Nhưng đối với ngư dân Campuchia như San Savuth, 25 tuổi, anh có lẽ phải từ bỏ công việc truyền thống để tới thành phố Siem Reap, cách nơi ở 55km để làm công nhân xây dựng.

“Chúng tôi chẳng bắt được cá nữa. Không có nữa, không có cá”, Savuth nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Lào lên tiếng về tình hình sông Mekong khi lũ lụt nặng nề ở Trung Quốc

Giới chức Lào hôm 20.7 lên tiếng về khả năng lũ trên sông Mekong, trước thông tin ngập lụt ở các nước láng giềng, đặc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Campuchia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN