Người Trung Quốc dạy con: Vả vào mặt nếu không nghe lời

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Nhiều gia đình ở Trung Quốc coi việc "yêu cho roi cho vọt" là dĩ nhiên, không nghĩ rằng đó là một hình thức bạo hành.

Người Trung Quốc dạy con: Vả vào mặt nếu không nghe lời - 1

Trẻ em tiểu học Trung Quốc

Trong khi tán gẫu chờ đến giờ họp phụ huynh, một ông bố Trung Quốc hiến kế cho Didi Kirsten, cây bút của tờ New York Times, rằng hãy vả mặt con nếu như nó không nghe lời. Ông bố Trung Quốc làm động tác vả vào không khí và nói: "Tôi thường làm như thế".

Didi tỏ ra kinh ngạc nói "Sẽ không có tác dụng đâu", và đang định đem lý luận về tính kiên trì trong cách dạy con ra để thuyết phục ông bố nọ. Nhưng người Trung Quốc này tỏ ra tự tin: "Cô sai rồi, sẽ có tác dụng thôi". Sau đó anh ta quay sang tìm kiếm ủng hộ từ một phụ huynh khác.

Việc giáo dục bằng roi vọt tại Trung Quốc đã bị cấm từ 1986, nhưng kỷ luật thép vẫn tràn lan. Đây là truyền thống "dama jiaoyu" (tạm dịch: yêu cho roi vọt), sử dụng đánh đập và chửi bới. Đây là phương pháp gây tranh cãi khá nhiều giữa các bậc phụ huynh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên các học giả cảnh báo ranh giới giữa "cho roi vọt" và bạo hành rất mỏng manh.

Người Trung Quốc dạy con: Vả vào mặt nếu không nghe lời - 2

Những người biểu tình chống bạo lực gia đình ở Trung Quốc

Số liệu về bạo hành trẻ em ở Trung Quốc rất khan hiếm, chứng tỏ xã hội và chính phủ thiếu chú ý vào vấn đề này.

Trong một nghiên cứu năm 2013 về bạo hành trẻ em và ý định tự tử của thanh thiếu niên tại Thượng Hải, các tác giả Sylvia Y. C. L. Kwok và Wenyu Chai từ Đại học Khoa học Công nghệ Trung Quốc nhấn mạnh con số 72% số người được khảo sát (3.543) nói từng bị cha mẹ đánh đập.

 Cuộc khảo sát trích dẫn 60% học sinh ở Tây An nói rằng bị cha mẹ đánh, bỏ ăn hoặc chửi mắng. "Các bậc cha mẹ Trung Quốc có xu hướng sử dụng hình phạt thể chất và tinh thần để giải quyết vấn đề, lâu dầu dẫn tới bạo hành", tác giả viết trong nghiên cứu.

"Đây là vấn đề liên quan tới văn hóa. Văn hóa Trung Quốc coi chuyện đó khá bình thường nên các hình phạt này phổ biến trong gia đình và trường học" - ông He, một giáo sư về công tác xã hội và xã hội học nhận xét.

Vậy nên đạo luật mới chống bạo lực gia đình rất quan trọng với trẻ em, và cả người già cũng như tàn tật. "Chúng ta cần phải bảo vệ trẻ em", ông He nói.

Người Trung Quốc dạy con: Vả vào mặt nếu không nghe lời - 3
Poster cổ động chống bạo hành gia đình tại TQ

Cho dù bạo lực gia đình ở dạng nào và đối với ai thì đều có liên hệ với nhau. Trẻ em bị bạo lực dễ trở thành kẻ bạo hành khi lớn lên. Nghiên cứu năm 2011 của LHQ tại một tỉnh miền trung Trung Quốc cho biết 52% đàn ông nói rằng họ từng sử dụng bạo lực với vợ, còn 47% đối với con cái.

"Đàn ông chứng kiến mẹ của họ bị đánh đập khi còn bé có khả năng đánh đập chính con cái mình về sau nhiều hơn tới 3 lần" nghiên cứu kết luận.

Ông He có một sáng kiến, đó là triển khai hàng ngàn nhân viên kế hoạch hóa gia đình nhàn rỗi thành lập mạng lưới bảo vệ trẻ em. Ông cho biết đào tạo các nhân viên này để bảo vệ trẻ em không dễ dàng, nên chưa đề xuất với chính quyền, nhưng theo ông, đó là giải pháp lý tưởng nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN