Người dân quốc gia chuyên tiêu đô la Mỹ rách, tiền càng rách con buôn càng thích

Ở quốc gia này, những tờ đô la Mỹ rách nát vẫn được người dân “quý như vàng”.

Người dân Zimbabwe tiêu xài bằng những đồng đô la Mỹ rách nát (ảnh: Guardian)

Người dân Zimbabwe tiêu xài bằng những đồng đô la Mỹ rách nát (ảnh: Guardian)

Trong một khu chợ lụp xụp ở Harane – thủ đô Zimbabwe – Kaitano Kasani đang cố gắng thuyết phục một người bán cho anh những tờ đô la Mỹ “rách như xơ mướp”.

“Hãy bán cho tôi tất cả những tờ đô la đó. Tỷ giá hôm nay rất tốt. Không có ai ra giá hời như tôi ở thành phố này đâu”, Kaitano Kasani, 42 tuổi – làm nghề bán hàng rong kiêm buôn đô la Mỹ ở Harane – thuyết phục một người phụ nữ.

Ở Zimbabwe – quốc gia có nền kinh tế lạm phát nhất thế giới – đồng tiền do chính phủ in bị mất giá nghiêm trọng. Người dân Zimbabwe vì vậy chuyển sang mua bán theo kiểu hàng đổi hàng hoặc chỉ dùng đô la Mỹ để tiêu xài, bất chấp đó là những đồng đô la rách nát thảm hại.

“Hôm nay tôi khá may mắn. Tôi mua được một tờ 20 USD rách với giá 15 USD tiền mới hơn”, Kasani nói.

Bắt đầu từ năm 2008, Zimbabwe rơi vào siêu lạm phát và nền kinh tế nước này đến nay vẫn chưa thể phục hồi. Tờ tiền Zimbabwe từng có mệnh giá cao nhất là 100 tỷ. Tuy nhiên, nó gần như chẳng mua nổi một cái bánh mỳ khi người dân mất niềm tin vào nền kinh tế mong manh của đất nước này.

Tình trạng thiếu hụt dữ trữ ngoại tệ và siêu lạm phát nghiêm trọng khiến chính phủ Zimbabwe buộc các ngân hàng nước này không được từ chối tiêu thụ những đồng đô la Mỹ rách.

Một người làm nghề thu mua đô la Mỹ rách ở Zimbabwe (ảnh: Guardian)

Một người làm nghề thu mua đô la Mỹ rách ở Zimbabwe (ảnh: Guardian)

“Những tờ đô la Mỹ rách thậm chí được người buôn tiền ưa chuộng hơn cả tiền mới. Khi mang tờ đô la Mỹ rách đến ngân hàng, bạn sẽ được nhận được tờ giấy bạc mới có giá trị tương đương. Tuy nhiên ở Zimbabwe, đó chỉ là lý thuyết mà thôi. Chúng tôi có cách thức riêng để có được tiền mới. Chúng tôi mua đô la Mỹ rách với giá khoảng 1/2 giá trị thực. Tất cả những gì chúng tôi cần chỉ là số sê ri và hình in trên tiền còn tương đối rõ một chút”, Kasani nói.

Công việc thu mua đô la Mỹ rách giúp Kasani nuôi sống gia đình với 4 người con sau khi ông rơi vào cảnh thất nghiệp 2 năm trước.

“Tôi là một trong những người đầu tiên làm nghề thu mua đô la Mỹ rách ở thành phố này. Tuy nhiên, hiện tại tôi đang phải cạnh tranh với khá nhiều đối thủ. Làm nghề này phải mau lẹ và uy tín mới được”, Kasani chia sẻ.

Năm 2019, chính phủ Zimbabwe nỗ lực đưa đồng đô la Zimbabwe trở lại thị trường nhưng thất bại. Vào thời điểm đó, việc giao dịch bằng đô la Mỹ của người dân cũng bị cấm.

Tuy nhiên hiện tại, đồng đô la Zimbabwe gần như đã bị thị trường nước này đào thải hoàn toàn do siêu lạm phát kéo dài. Đầu năm 2020, chính phủ Zimbabwe buộc phải cho phép người dân tiêu đô la Mỹ thay cho tiền in trong nước.

Trong bối cảnh đồng đô la Zimbabwe đứng trước nguy cơ bị khai tử do siêu lạm phát, nhiều chuyên gia kinh tế, thương nhân nước này yêu cầu chính phủ chấp nhận đô la Mỹ làm kênh thanh toán duy nhất. Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Zimbabwe – ông Mthuli Ncube – bác bỏ khả năng này.

“Chúng ta không thể sử dụng tiền của một quốc gia khác làm đơn vị tiền tệ chính thức. Làm vậy nền kinh tế Zimbabwe sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Chẳng khác nào tự sát”, ông Ncube nói.

Theo Cơ quan Thống kê Zimbabwe, chỉ số lạm phát nước này đã giảm từ 840% vào tháng 7 năm ngoái xuống còn 50% vào tháng 8 năm nay. Tuy nhiên hồi tháng 10, chỉ số lạm phát ở Zimbabwe tăng lên đến 54% và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng khi kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Biden trừng phạt toàn bộ quan chức được bầu ở một nước

Lệnh trừng phạt sâu rộng đặc biệt hiếm thấy thể hiện sự thất vọng của Mỹ đối với cuộc bầu cử bị cáo buộc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Guardian ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN