Đáng sợ "nghĩa địa quần áo" trên sa mạc ở Chile, phần lớn đến từ Trung Quốc

Hàng núi quần áo đủ loại bị vứt bỏ tạo nên cảnh tượng khiến người xem phải “hãi hùng” ở Atacama - sa mạc khô nhất thế giới tại Chile. Tình trạng ô nhiễm môi trường do quần áo thải ở đây là đáng báo động.

Quần áo cũ chất cao thành núi ở sa mạc Atacama (Chile) (ảnh: Daily Sabah)

Quần áo cũ chất cao thành núi ở sa mạc Atacama (Chile) (ảnh: Daily Sabah)

Ít người biết rằng ngành “thời trang nhanh” (sản xuất quần áo chạy theo mốt) đang gây tác động tiêu cực đến môi trường toàn cầu. Chile – “thủ đô quần áo cũ” của thế giới – phải nhận 39.000 tấn quần áo cũ mỗi năm. Hầu hết chúng được chở tới sa mạc Atacama khô nóng để vứt bỏ mà không qua xử lý với hy vọng không ai biết.

“Hàng chục nghìn tấn quần áo cũ trên sa mạc Atacama đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Chile từ lâu được xem là “thủ đô quần áo cũ” vì là điểm trung chuyển hàng may mặc từ Trung Quốc đến Mỹ và các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh”, Alex Carreno – cựu nhân viên hải quan cảng Iquique (Chile) – nói.

Mỗi năm, khoảng 59.000 tấn quần áo cập cảng Iquique. Các thương gia từ Santiago (thủ đô Chile) chỉ mua một ít trong số quần áo này rồi buôn lậu sang các những nước Mỹ Latinh khác. Cuối cùng, khoảng 39.000 tấn quần áo cũ bán ế sẽ bị chở đến sa mạc Atacama vứt bỏ.

Quần áo cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ảnh: Daily Sabah)

Quần áo cũ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (ảnh: Daily Sabah)

“Quần áo cũ rất khó phân hủy vì hầu hết chúng được may bằng sợi hóa học. Chúng không được các bãi rác trong thành phố chấp nhận”, Franklin Zepeda – người sáng lập công ty chuyên sản xuất tấm cách nhiệt từ quần áo bỏ đi EcoFibra – cho hay.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2019 cho hay, sản lượng quần áo toàn cầu đã tăng gấp đôi trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2014. Ngành công nghiệp “thời trang nhanh” cũng chịu trách nhiệm cho 20% tổng lượng nước thải toàn cầu.

Để sản xuất một chiếc quần jean cần 7.500 lít nước. Một báo cáo khác cũng chỉ ra rằng, sản xuất quần áo và giày dép chiếm 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và cứ mỗi giây trên thế giới, số hàng dệt may tương đương một xe chở rác sẽ bị chôn hoặc đốt.”

Quần áo dù vứt bỏ ngoài trời hay chôn dưới đất cũng đều gây ô nhiễm, giải phóng chất độc hại vào không khí hoặc các sông ngầm. Một bộ quần áo có thể mất tới 200 năm để phân hủy và khiến đất bị nhiễm độc tương đương lốp xe hoặc đồ nhựa bỏ đi.

Một số người nghèo thường xuyên đến đây nhặt quần áo cũ về mặc

Một số người nghèo thường xuyên đến đây nhặt quần áo cũ về mặc

Tuy nhiên, quần áo cũ ở Chile - quốc gia giàu có nhất Nam Mỹ, được biết đến với thói ăn chơi xa xỉ của người dân - không phải lúc nào cũng bị bỏ đi. Có khoảng 300.000 dân sống xung quanh sa mạc Atacama. Một số người nghèo thường xuyên đến đây nhặt quần áo cũ về mặc để sống qua cái lạnh về đêm trên sa mạc.

“Quảng cáo của ngành “thời trang nhanh” thuyết phục chúng tôi rằng quần áo khiến chúng ta trở nên hấp dẫn, sành điệu hơn, thậm chí chữa khỏi cả chứng lo âu. Hàng núi quần áo thải ở sa mạc Atacama là hậu quả của những lời nói dối", Monica Zarini – người chuyên sản xuất vật dụng từ quần áo tái chế trên sa mạc Atacama – nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Biden và ông Tập: Phơi bày điểm ”nhạy cảm” nhất?

Ngày 15.11, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Daily Sabah ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN