Nắng nóng kỷ lục: Những nơi được cho là "địa ngục lửa" của Trái Đất hiện tại

Cũng giống như tháng 6 – tháng đặc biệt nóng đối với một số quốc gia, khu vực phía Bắc bán cầu – tháng 7 năm nay sẽ đem tới nhiều đợt nắng nóng như thiêu như đốt, India Times đưa tin.

Người dân nhiều nước khổ sở vì nắng nóng (ảnh: India Times)

Người dân nhiều nước khổ sở vì nắng nóng (ảnh: India Times)

Từ đầu tháng 6, ít nhất 23 quốc gia trên thế giới đã ghi nhận mức nhiệt từ 50 độ C trở lên. Tuy nhiên, dưới đây là những khu vực đang hứng chịu cái nóng khốc liệt nhất thế giới.

Hôm 4.7, giới chức y tế của Canada ghi nhận 719 trường hợp đột tử tại tỉnh Bristish Columbia do nắng nóng. Tình trạng đột tử vì nắng nóng gay gắt gia tăng khi nhiều người già nước này sống một mình trong nhà.

Hiện tại, nhiệt độ ở Bristish cao xấp xỉ 50 độ C và làm chảy dây diện, mặt đường nhựa. Giới khoa học Canada bày tỏ lo ngại khi nắng nóng năm nay diễn ra sớm từ tháng 6, thay vì cuối tháng 7 hoặc tháng 8 như mọi năm.

Hôm 1.7, thủ đô Delhi của Ấn Độ vừa hứng chịu đợt nắng nóng mới với mức nhiệt trung bình 43,1 độ C – mức nhiệt cao nhất trong tháng 7 ở nước này kể từ năm 2012.

Nhiệt độ ở thành phố Jacobabad thuộc tỉnh Sindh của Pakistan đã tăng vọt lên 52 độ C – mức nhiệt đe dọa tính mạng con người – ngay từ đầu tháng 7. Thành phố này nổi tiếng thế giới với mùa hè nóng như thiêu và là một trong những “địa ngục lửa” vẫn có người dân sinh sống.

Ở khu vực phía nam Oregon, Mỹ, người dân thành phố Portland đang chịu đựng cái nắng gay gắt với nhiệt độ cao chưa từng có trong lịch sử là 46,6 độ C. Năm 1965, thành phố này ghi nhận mức nhiệt cao nhất là 41,6 độ C.

Thành phố Nuwaiseeb của Kuwait cũng là nơi nổi tiếng với sự nóng bức trong mùa hè với nhiệt độ ghi nhận hôm 1.7 là 53,2 độ C. Cùng ngày, Iraq – nước láng giềng với Kuwait – đo được mức nhiệt 51,6 độ C. Đường phố quốc gia Trung Đông vắng ngắt vào buổi trưa, chiều, khi nhiều người không dám ra khỏi nhà dưới cái nắng gay gắt.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên ra ngoài đường giữa trời nắng gắt (ảnh: India Times)

Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên ra ngoài đường giữa trời nắng gắt (ảnh: India Times)

Theo các chuyên gia khí hậu, sở dĩ những khu vực nói trên trở thành “địa ngục lửa” là do hiệu ứng “vòm nhiệt”. “Vòm nhiệt” là hiện tượng mức nhiệt cao xuất hiện cục bộ ở một số khu vực và ngăn cản các hình thái thời tiết khác di chuyển đến.

Một số quốc gia khác ở Trung Đông, bao gồm các Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Oman và Ả Rập Xê Út hiện thường xuyên ghi nhận mức nhiệt trong ngày cao hơn 50 độ C. Khu vực Trung Đông luôn nổi tiếng với khí hậu nóng bức, vượt quá 40 độ C trong những tháng mùa hè.

“Bảy năm gần đây là những năm nóng nhất từng được ghi nhận trên Trái Đất. Xu hướng ấm lên toàn cầu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nắng nóng kỷ lục giờ không còn là chuyện hiếm, điều đáng lo ngại là tình trạng này diễn ra ngày càng thường xuyên hơn. Mức nhiệt kỷ lục sẽ liên tục bị phá vỡ”, Gavin Schmidt – Giám đốc Viện Nghiên cứu Không gian thuộc NASA (GISS) – nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

TQ hé lộ bí mật về loại tàu ngầm kiểu mới có thể khiến tàu ngầm truyền thống trở nên vô dụng

Cách đây hơn 10 năm, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm tàu ngầm không người lái ở gần eo biển Đài Loan, báo cáo vừa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam - India Times ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN