Mỹ: Tỷ lệ tử vong cao bất thường ở bệnh nhân Covid-19 được cho dùng máy thở

Nhiều bác sĩ tại Mỹ đang cố gắng ít sử dụng máy thở cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 hơn vì dường như có những trường hợp máy thở còn gây hại thêm cho phổi người bệnh.

Máy thở là thiết bị y tế giúp cung cấp oxy vào phổi của người bệnh đang bị suy hô hấp. Việc thở máy sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biểu hiện nặng và không thể tự nạp oxy vào phổi.

Theo các chuyên gia y tế, khoảng 40 – 50% bệnh nhân nhiễm Covid-19 được cho thở máy sẽ tử vong vì thời điểm này các triệu chứng đã quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên, tại New York, tâm dịch Covid-19 của Mỹ, giới chức y tế cho biết có tới 80% tổng số bệnh nhân được cho thở máy tử vong vì virus. Đây là một con số cao bất thường so với mặt bằng chung. New York cũng là bang có số ca nhiễm và tử vong vì virus cao nhất tại Mỹ.

Một số bác sĩ cho rằng, việc điều trị bằng máy thở trong một số trường hợp thực tế còn có thể gây hại thêm cho bệnh nhân.

Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được dùng máy thở tại Pháp (ảnh: Businessinsider)

Một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được dùng máy thở tại Pháp (ảnh: Businessinsider)

Tiến sĩ Tiffany Osborn, chuyên gia y tế tại Đại học Y Washington cho biết, máy thở có thể làm hỏng phổi của bệnh nhân và khiến bác sĩ khó thực hiện các biện pháp can thiệp vào phổi.

Negin Hajizadeh - bác sĩ chuyên khoa về bệnh hô hấp tại Đại học Y Northwell, New York, cho rằng, máy thở có thể là phương pháp tốt cho bệnh nhân mắc bệnh về phổi, nhưng không có nghĩa là nó cũng hoàn toàn tốt khi điều trị cho người nhiễm Covid-19.

Bác sĩ Negin Hajizadeh cũng cho biết thêm rằng, hầu hết các bệnh nhân nhiễm Covid-19 điều trị tại bệnh viện của bà đều không hồi phục sau khi được cho dùng máy thở.

“Máy thở không phải là phương pháp điều trị tốt đối với mọi trường hợp. Một trong những phát hiện quan trọng nhất trong vài thập kỷ qua đó là việc oxy truyền từ máy thở có thể gây tổn thương phổi. Vì vậy, chúng ta cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng”, bác sĩ Eddy Fan, chuyên gia về bệnh hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Toronto (Canada), cho biết.

Công nhân đang sản xuất máy thở tại Tây Ban Nha (ảnh: Businessinsider)

Công nhân đang sản xuất máy thở tại Tây Ban Nha (ảnh: Businessinsider)

Nhiều bác sĩ tại Mỹ hiện đang cố gắng tìm thêm các phương pháp điều trị Covid-19 và giảm sự phụ thuộc vào máy thở.

Bác sĩ Joseph Habboushe đang làm việc tại Manhattan, New York, cho biết, vài tuần gần đây, các bệnh viện tại thành phố thường xuyên cho bệnh nhân trong các phòng điều trị đặc biệt dùng máy thở, nhưng tỷ lệ tử vong cao bất thường đã khiến các bác sĩ cố gắng tìm thêm các phương pháp khác.

“Nếu có thể tìm được phương pháp điều trị tốt hơn việc dùng máy thở thì nhiều khả năng chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả tốt hơn”, bác sĩ Joseph Habboushe nói.

Tình trạng thiếu máy thở toàn cầu đã trở thành một câu chuyện lớn trong đại dịch. Các công ty lớn tại Mỹ, Anh, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế đang nỗ lực chạy đua với thời gian để hoàn thành những đơn hàng máy thở.

Ở Italia, các bác sĩ đang phải quyết định xem bệnh nhân nhiễm Covid-19 nào có khả năng sống sót cao hơn và sẽ được cho dùng máy thở. Tại Tây Ban Nha, cảnh sát đã kêu gọi người dân hãy quyên góp các loại ống dẫn có thể dùng được để chế tạo thêm máy thở.

Nhân viên y tế chuyển thi thể của một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến nhà xác tại New York (ảnh: Businessinsider)

Nhân viên y tế chuyển thi thể của một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đến nhà xác tại New York (ảnh: Businessinsider)

Tại Mỹ, thống đốc các bang luôn miệng phàn nàn về tình trạng thiếu máy thở cho người nhiễm Covid-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải viện đạo luật sản xuất quốc phòng để yêu cầu một số công ty ô tô sản xuất máy thở cho các bệnh viện.

Nhiều quốc gia khác cũng cáo buộc Mỹ cạnh tranh không lành mạnh để giành giật vật tư y tế của họ, trong đó có cả máy thở. Tuy nhiên Mỹ bác bỏ điều này.

Theo các bác sĩ đang trực tiếp điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, máy thở rất quan trọng để sử dụng cho các ca nhiễm virus biểu hiện nặng, nhưng quan trọng hơn nữa, đó là cần tìm thêm những phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Mỹ phân tích việc Việt Nam tặng thiết bị y tế cho các nước chống dịch Covid-19

Mới đây, The Diplomat – một trong những tạp chí hàng đầu phân tích về tình hình chính trị, kinh tế khu vực châu Á – Thái...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Businessinsider ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN