Tìm ra “điểm yếu chí mạng" của virus SARS-CoV-2, hứa hẹn đẩy nhanh chế tạo vaccine

Một nghiên cứu mới cho biết virus SARS-CoV-2 chỉ có khả năng "đánh rồi chạy" và không được bảo vệ khỏi hệ thống miễn dịch như một số loại virus khác.

Những nhà khoa học thực hiện khám phá trên gọi đây là một tín hiệu "rất đáng khích lệ", đồng nghĩa với việc quá trình phát triển vaccine phòng dịch Covid-19 có thể diễn ra dễ dàng hơn.

Bằng việc tái tạo mô hình virus SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu tại Anh đã cho thấy cách virus này ngụy trang để xâm nhập vào các tế bào của cơ thể con người mà không bị phát hiện.

Mô hình trên, được phát triển tại Đại học Southampton, Anh, hiển thị virus SARS-CoV-2 có một số gai dính trên bề mặt, cho phép nó bám và xâm nhập các tế bào trong cơ thể người.

Giáo sư Max Crispin, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết những chiếc gai này được bọc trong các tinh thể đường gọi là glycans, giúp che giấu các protein quan trọng trong virus để đánh lừa hệ thống miễn dịch của chúng ta.

"Bằng cách tự phủ trong đường, virus SARS-CoV-2 giống như một con sói đội lốt cừu", giáo sư Crispin nói, "Nhưng một trong những phát hiện mấu chốt từ nghiên cứu của chúng tôi là dù có được bọc bao nhiêu lớp đường đi chăng nữa, loại virus này không được bảo vệ tốt như một số loại virus khác.

Những virus như HIV nếu muốn tồn tại trong một vật chủ thì phải liên tục lẩn tránh hệ thống miễn dịch của vật chủ đó bằng một lớp glycans thực sự dày đặc, như một lá chắn đối với mọi hệ thống miễn dịch.

Mô hình virus SARS-CoV-2 được tái tạo bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton, Anh (Ảnh: Sky News) 

Mô hình virus SARS-CoV-2 được tái tạo bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Southampton, Anh (Ảnh: Sky News) 

Nhưng trong trường hợp của virus SARS-CoV-2, lượng đường bảo vệ thấp hơn nhiều phản ánh rằng đây chỉ là một loại virus ‘đánh rồi chạy’, di chuyển từ người này sang người khác."

Dù dịch Covid-19 đã gây ra hơn 1,5 triệu ca nhiễm và hơn 90.000 ca tử vong trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton tin rằng phát hiện của họ vẫn tạo ra một số lý do để lạc quan.

Giáo sư Crispin giải thích "lá chắn yếu hơn" đồng nghĩa với việc "có ít trở ngại hơn cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể người để vô hiệu hóa loại virus này bằng kháng thể".

Ông cho rằng đó là "một thông điệp rất đáng khích lệ cho sự phát triển vaccine", dù quá trình này phải ít nhất 1 năm mới hoàn thành.

Vào tháng 2 vừa qua, một nhà khoa học đầu ngành về nghiên cứu vaccine của Anh cho biết với Sky News rằng nhóm của ông đã tạo ra một bước đột phá đáng kể bằng cách giảm một phần thời gian phát triển vaccine điều trị Covid-19 từ vài năm xuống chỉ còn vài tuần.

Giáo sư Robin Shattock, người đứng đầu khoa nhiễm trùng niêm mạc và miễn dịch tại Đại học Hoàng gia London, nói rằng các thử nghiệm vaccine ở người có thể bắt đầu sớm nhất vào mùa hè năm nay.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Indonesia: Phà nghi có người nhiễm Covid-19 không được vào bờ, hành khách nhảy xuống biển

Nhiều hành khách có mặt trên một chuyến phà ở Indonesia đã nhảy xuống biển, tự bơi vào bờ sau khi giới chức nước này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Sky News ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN