Mỹ tấn công Syria: Tự đưa mình vào thế hiểm?

Chuyên gia quân sự nhận định mỗi lần Mỹ tấn công Syria, mối nguy mà Washington hứng chịu sẽ lớn hơn nhiều.

Mỹ tấn công Syria: Tự đưa mình vào thế hiểm? - 1

Tên lửa của Mỹ trên bầu trời Syria.

Việc dội tên lửa của Mỹ và liên quân vào Syria đêm ngày 14.4 được cho là nhằm trả đũa vụ tấn công bằng vũ khí hoá học cách đây ít ngày khiến nhiều thường dân thiệt mạng. Lực lượng quân đội Mỹ cùng Anh và Pháp đã tấn công 3 địa điểm ở Syria được cho là gắn với chương trình phát triển vũ khí hoá học của nước này. Không có phi công Mỹ nào thiệt mạng và số người bị thương bên phía Syria cũng chưa được làm rõ.

Trong buổi họp báo diễn ra ngày 14.4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói: “Đây là phát bắn đầu tiên nhằm ngăn chặn khả năng sản xuất vũ khí hoá học của Syria”. Tuy nhiên, theo chuyên gia Zack Beauchamp, hành động đơn phương của Mỹ cũng chứa đựng không ít rủi ro.

Logic đằng sau hành động của Mỹ, đó là bất kì khi nào chính quyền Syria sử dụng vũ khí hoá học thì Washington sẽ dội tên lửa đáp trả. Cuộc tấn công trong 70 phút ngày 14.4 cho thấy rằng Mỹ sẵn sàng dội bom vào Syria, chừng nào nước này không ngừng hẳn việc sử dụng vũ khí hoá học.

Điều này sẽ tạo ra sự leo thang quân sự không cần thiết và khiến Mỹ “sa lầy” ở một trong những cuộc nội chiến nguy hiểm và chết chóc nhất thế giới, Zack nói. Chuyên gia này cho rằng, hành động của Mỹ và liên quân thực sự không phá huỷ được toàn bộ kho vũ khí hoá học của Syria. Ngoài ra, tham vọng “kéo lùi khả năng của quân đội Syria” vẫn là điều quá mơ hồ.

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng James Dunford thừa nhận rằng có nhiều địa điểm khác có khả năng chứa vũ khí hoá học tại Syria. Dù vậy, Mỹ không dám nã tên lửa vào các khu vực này vì có nhiều thường dân sinh sống.

Tham vọng của Mỹ là ngăn chặn chính quyền Assad, nhưng cần nhớ rằng 1 năm trước, Mỹ cũng từng nã tên lửa vào căn cứ không quân của Syria vì cho rằng nước này sử dụng vũ khí hoá học với dân thường. Chuyên gia Zack nói rằng, việc Mỹ tấn công 1 năm trước cũng không khiến ông Assad thực sự chùn bước.

Mỹ tấn công Syria: Tự đưa mình vào thế hiểm? - 2

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Chuyên gia này nhận định, sau vụ không kích “có giới hạn” của ông Trump vào Syria, những rủi ro khác sẽ xuất hiện. Khi leo thang căng thẳng, ông Assad được cho là sẽ sử dụng nhiều vũ khí hoá học hơn, và Mỹ sẽ lại dội tên lửa. Điều này chẳng khác gì “bật đèn xanh” cho ông Assad sử dụng vũ khí hoá học.

Theo chuyên gia vũ khí hoá học Rebecca Hersman, từ khi nội chiến Syria xảy ra tới nay, ông Assad đã ra lệnh sử dụng hơn 200 lần vũ khí hoá học. Đây là vũ khí huỷ diệt, giúp đánh sập hoàn toàn ý chí của lực lượng đối lập và những người mang tư tưởng trái chiều. Và mỗi lần Mỹ đánh trúng một mục tiêu ở Syria, mối nguy lại tăng lên: máy bay Mỹ vô tình bắn trúng thường dân, hay bắn trúng một máy bay do Nga hay Iran hậu thuẫn. Lúc này, hai quốc gia hùng mạnh là Nga và Iran hoàn toàn có thể đáp trả Mỹ.

Chiến tranh luôn nguy hiểm và khó lường. Cuộc chiến ở Syria với sự tham gia của nhiều cường quốc và hai quốc gia hạt nhân hùng mạnh, càng trở nên đặc biệt nguy hiểm. Nga luôn cảnh báo rằng “sẽ không để yên sau vụ tấn công ngày 14.4”, theo một bài báo trên BBC.

Tối ngày 15.5, Bộ trưởng Mattis nói rằng “nếu Syria tiếp tục dùng vũ khí hoá học, chúng tôi sẽ trả đũa mạnh tay hơn”. Dù vậy, cứ mỗi lần Mỹ ném bom hay dội tên lửa, mối nguy với nước Mỹ lại lớn thêm một nấc, Zack nhận định.

Mỹ không kích Syria: Bắn tên lửa có làm phát tán chất độc?

Các vụ không kích vào cơ sở sản xuất, lưu trữ và phòng thí nghiệm hóa học của Mỹ ở Syria làm dấy lên câu hỏi những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh- VOX ([Tên nguồn])
Mỹ tấn công Syria lần 2 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN