Mỹ muốn tăng sản xuất vũ khí cho Ukraine: Tập đoàn quốc phòng hàng đầu cảnh báo khó khăn

Greg Hayes, CEO của Raytheon Technologies ngày 26.4 cảnh báo tập đoàn sẽ không thể sớm khôi phục dây chuyền sản xuất tên lửa phòng không vác vai Stinger, ít nhất cho đến năm 2023, theo tờ Politico.

Binh sĩ Mỹ sử dụng tên lửa phòng không vác vai Stinger.

Binh sĩ Mỹ sử dụng tên lửa phòng không vác vai Stinger.

Raytheon Technologies là một trong hai tập đoàn quốc phòng hàng đầu ở Mỹ, bên cạnh hãng Lockheed Martin. Hàng ngàn tên lửa vác vai Stinger đã được xuất khỏi kho vũ khí của châu Âu và Mỹ để chuyển tới Ukraine. Nhưng Raytheon thông báo chưa thể sản xuất tên lửa Stinger bù đắp cho các đối tác.

“Thực tế là Bộ Quốc phòng Mỹ đã không mua tên lửa Stinger trong 18 năm qua. Một số nguyên liệu và và thành phần tên lửa không còn được bán trên thị trường. Chúng tôi đang làm việc với Bộ Quốc phòng để giải quyết vướng mắc”, ông Hayes nói. 

Ông Hayes nói hãng chưa thể đáp ứng nhu cầu tên lửa Stinger trên toàn cầu, cần sự cam kết vững chắc hơn từ chính phủ Mỹ để khôi phục dây chuyền sản xuất quy mô lớn.

Quân đội Mỹ đã có kế hoạch loại bỏ các tên lửa Stinger và thay thế bằng một loại vũ khí vác vai khác, có thể được sản xuất từ năm 2028.

Tuy nhiên, do diễn biến xung đột ở Ukraine, Bộ Quốc phòng Mỹ muốn mua thêm 10.000 tên lửa Stinger để bù đắp sự thiếu hụt trong kho dự trữ.

Để sản xuất thêm tên lửa Stinger, Raytheon sẽ phải thiết kế lại một số thiết bị điện tử, ông Hayes nói. “Chúng tôi cần thêm thời gian. Chúng tôi chỉ có thể bổ sung một lượng lớn tên lửa Stinger cho các đối tác vào năm 2023 hoặc 2024”, ông Hayes nói.

Không chỉ tên lửa Stinger, Lầu Năm Góc đang thiếu hụt các tên lửa chống tăng Javelin do Raytheon và Lockeed Martin hợp tác sản xuất. Hai tập đoàn sản xuất khoảng 6.000 tên lửa Javelin mỗi năm, không đủ đáp ứng yêu cầu cung cấp 500 tên lửa mỗi ngày của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh ước tính, Nga đã tổn thất 530 xe tăng và hơn 60 trực thăng, chiến đấu cơ kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine. Phần lớn các máy bay Nga bị bắn rơi là do tên lửa Stinger.

Nguồn: [Link nguồn]

Đức muốn ”mượn tay” gửi vũ khí cho Ukraine, quốc gia châu Âu thẳng thừng bác bỏ

Thụy Sĩ – quốc gia có truyền thống trung lập ở châu Âu – mới đây đã bác bỏ đề nghị giao vũ khí mà nước này sản xuất cho Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Politico ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN