Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo NATO

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đang cố gắng duy trì cân bằng an ninh trong khu vực Biển Đen giữa xung đột Nga – Ukraine và cảnh báo các thành viên còn lại của NATO không phá hỏng điều này.

Ông Hulusi Akar - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: RT)

Ông Hulusi Akar - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: RT)

“Chúng tôi không muốn sự cân bằng bị phá vỡ ở Biển Đen”, ông Hulusi Akar - Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ - trả lời phỏng vấn của tờ Hurriyet hôm 25.4.

“Nếu sự cân bằng mất đi, khả năng xảy ra các sự kiện ngoài tầm kiểm soát là rất cao. Đừng biến Biển Đen thành khu vực cạnh tranh ảnh hưởng quân sự. Chúng tôi cảnh báo điều này một cách công khai”, ông Hulusi Akar nói.

Ông Hulusi Akar cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã tuân thủ Công ước Montreux và đóng cửa các eo biển cho phép tàu quân sự Nga, Ukraine đi qua ngay sau khi xung đột giữa 2 nước này bùng phát.

Theo ông Hulusi Akar, cho đến khi xung đột Nga – Ukraine kết thúc, các nước thành viên còn lại của NATO không nên điều tàu quân sự đến Biển Đen. Ông Hulusi Akar nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn thực thi Công ước Montreux với phần còn lại của NATO.

“Chúng tôi yêu cầu tàu chiến NATO không tới Biển Đen chừng nào xung đột Nga – Ukraine còn tiếp diễn. Chúng tôi không muốn thực thi Công ước Montreux”, ông Hulusi Akar nói.

Được ký kết bởi Úc, Bulgaria, Pháp, Hy Lạp, Nhật Bản, Romania, Nam Tư, Anh, Liên Xô và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1936, Công ước Montreux cho phép Ankara có quyền kiểm soát hai eo biển Bosphorus và Dardanelles - “con đường độc đạo” nối giữa biển Đen và Địa Trung Hải.

Theo Công ước, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đảm bảo sự tự do di chuyển của tàu thuyền dân sự qua 2 eo biển Bosphorus và Dardanelles, cũng như điều tiết các tàu quân sự đi qua.

Ông Hulusi Akar cảnh báo các nước thành viên NATO không điều tàu chiến tới Biển Đen giữa xung đột Nga – Ukraine (ảnh: RT)

Ông Hulusi Akar cảnh báo các nước thành viên NATO không điều tàu chiến tới Biển Đen giữa xung đột Nga – Ukraine (ảnh: RT)

Trong cuộc phỏng vấn hôm 25.4, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng phản đối các kế hoạch của Washington về việc lập lực lượng đặc biệt thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại khu vực Biển Đen. 

Ông Hulusi Akar cho biết, ý tưởng trên của Mỹ được Romania và Bulgaria (2 quốc gia giáp Biển Đen là thành viên NATO) ủng hộ.

“Chúng tôi đã nhắc nhở Romania và Bulgaria không nên hành động vội vàng”, ông Hulusi Akar nói.

Trong xung đột Nga – Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước thành viên NATO thể hiện quan điểm trung lập. Nước này cố gắng duy trì quan hệ với cả Ukraine và Nga, cũng như thúc đẩy 2 bên đàm phán, chấm dứt xung đột.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga tuyên bố ngừng bắn ở nhà máy thép Azovstal

Quân đội Nga sẽ tuân thủ lệnh ngừng bắn để dân thường ở nhà máy thép Azovstal rời đi theo bất cứ hướng nào, Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm 25.4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN