Mỹ đưa trở lại oanh tạc cơ chiến lược B-1 “răn đe” Trung Quốc

Chưa đầy một tháng sau khi rút toàn bộ 5 oanh tạc cơ chiến lược B-52 khỏi đảo Guam, Mỹ đã đưa oanh tạc cơ hạng nặng trở lại hòn đảo.

Oanh tạc cơ chiến lược B-1 phóng tên lửa hành trình tầm xa.

Oanh tạc cơ chiến lược B-1 phóng tên lửa hành trình tầm xa.

Theo Sputnik, oanh tạc cơ hạng nặng B-1B cùng đội ngũ gồm 200 nhân viên đã có hành trình từ căn cứ ở Texas tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam.

Sự tái xuất của oanh tạc cơ chiến lược Mỹ trên đảo Guam được coi là động thái tạm thời, nhằm “răn đe” Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng vì vấn đề Biển Đông và dịch Covid-19.

Lầu Năm Góc không tiết lộ các oanh tạc cơ sẽ ở lại đảo Guam trong bao lâu. Cũng trong tháng 4, Mỹ đã đưa hai oanh tạc cơ B-1 đến Nhật Bản tập trận.

Trung tá Frank Welton, người đứng đầu các hoạt động của Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương (PACAF), nói các oanh tạc cơ B-1 có khả năng mang tên lửa hành trình chống hạm tầm xa (LRASM).

“Các tên lửa này rất phù hợp để chống lại các tàu nổi, trong tình cảnh căng thẳng như hiện tại”, trung tá Welton nói, ám chỉ căng thẳng Mỹ-Trung trên Biển Đông.

Sỹ quan Mỹ không nói rõ các tên lửa nhắm đến răn đe mục tiêu là tàu chiến nào. Tuần trước, tuần dương hạm USS Bunker Hill đã thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hôm 28.4, tàu khu trục USS Barry cũng thực hiện chuyến tuần tra tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, hải quân Mỹ xác nhận.

Carl Schuster, cựu giám đốc Trung tâm tình báo chung của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, nói trên CNN rằng, “sự xuất hiện của oanh tạc cơ B-1 nhằm ngăn “những hành động phức tạp, khó phán đoán của đối phương”.

Các oanh tạc cơ B-1 lần đầu gây chú ý khi xuất hiện trên đảo Guam vào năm 2017, khi căng thẳng Mỹ-Triều Tiên lên tới đỉnh điểm vì chương trình hạt nhân.

Xuất hiện lần đầu vào giữa những năm 1980, các oanh tạc cơ Rockwell B-1 Lancer ban đầu được thiết kế để mang theo vũ khí hạt nhân. Sau Chiến tranh Lạnh, B-1 được cải tiến để có thể mang theo 23 tấn bom và tên lửa gắn hai bên cánh hoặc 35 tấn bom bên trong thân. B-1 cũng có khả năng phóng tên lửa hành trình tầm xa chống hạm và ném bom dẫn đường siêu chính xác.

Trung Quốc hiện chưa bình luận về sự tái xuất của các oanh tạc cơ Mỹ trên đảo Guam. Tuần trước, Bắc Kinh tuyên bố đang “cảnh giác cao độ trước hoạt động của các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông”.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh các tàu chiến Mỹ thách thức Trung Quốc ở biển Đông

Hải quân Mỹ liên tiếp điều tàu chiến thực hiện các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở biển Đông nhằm thách thức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN