Mỹ có thể chuyển cho Ukraine tên lửa phòng không hiện đại do Na Uy sản xuất

Trong tuần này, Mỹ có thể công bố thương vụ mua tên lửa phòng không tầm trung đến tầm xa để cung cấp cho Ukraine, nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề tiết lộ trên CNN.

Tên lửa phòng không NASAMS do Na Uy sản xuất.

Tên lửa phòng không NASAMS do Na Uy sản xuất.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đang ở Đức để dự hội nghị thượng đỉnh G7, trong đó Ukraine là vấn đề trọng tâm được thảo luận. 

Gần đây, ông Biden nói Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine “thêm các hệ thống tên lửa hiện đại và đạn dược”, trong bối cảnh xung đột với Nga chưa có dấu hiệu kết thúc.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến sẽ tiếp tục kêu gọi các lãnh đạo G7 chuyển thêm vũ khí trong bài phát biểu trực tuyến vào ngày 27.6.

Đáp lại yêu cầu từ quân đội Ukraine, Mỹ dự kiến sẽ công bố gói hỗ trợ vũ khí mới trong tuần này, bao gồm đạn pháo bổ sung, thêm radar phản pháo và có thể cả tên lửa phòng không tầm trung đến tầm xa.

Hệ thống mà đài CNN đề cập tới là tên lửa phòng không NASAMS do Tập đoàn Quốc phòng và Vũ trụ Kongsberg (Na Uy) và hãng Raytheon (Mỹ) hợp tác sản xuất.

Phiên bản NASAMS 3 mới nhất được quân đội Na Uy đưa vào sử dụng từ năm 2019. Ưu điểm của hệ thống này là có thể sử dụng nhiều đạn tên lửa phòng không khác nhau của Mỹ hoặc các đồng minh châu Âu. Mỗi xe phóng được trang bị 6 tên lửa.

Ưu điểm của NASAMS là có thể sử dụng nhiều loại đạn tên lửa khác nhau.

Ưu điểm của NASAMS là có thể sử dụng nhiều loại đạn tên lửa khác nhau.

Theo CNN, tầm bắn tối đa của tên lửa phòng không NASAMS vào khoảng 160km. Nhưng binh sĩ Ukraine sẽ cần phải được huấn luyện cấp tốc để sử dụng vũ khí mới này, nguồn tin cho biết.

Các tên lửa phòng không NASAMS có thể được Mỹ đứng ra mua của đối tác Na Uy và chuyển giao cho Ukraine.

Thời gian qua, Mỹ đã tăng tần suất hỗ trợ vũ khí nhằm hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Tuần trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố gói hỗ trợ trị giá 450 triệu USD, cung cấp thêm cho Ukraine 4 hệ thống pháo phản lực HIMARS và đạn pháo. Hồi đầu tháng 6, Mỹ cũng đã công bố gói hỗ trợ trị giá 1 tỉ USD.

Tuần trước, CNN dẫn nguồn tin tình báo Mỹ nói xung đột ở Ukraine sẽ còn kéo dài, trong đó cả Nga và Ukraine đều hứng chịu tổn thất lớn về vũ khí.

Nhưng quân đội Nga vẫn đảm bảo sức chiến đấu ở miền đông, chủ yếu dựa vào các đợt nã pháo hạng nặng và phóng tên lửa. Trong khi đó, Ukraine đang ngày càng cạn kiệt vũ khí và đạn dược thời Liên Xô, hoàn toàn phụ thuộc vào vũ khí phương Tây.

Nguồn: [Link nguồn]

Tên lửa Nga gặp trục trặc, quay đầu như boomerang?

Một số video đang được lan truyền trên mạng xã hội với mô tả rằng một tên lửa của Nga đã thất bại sau khi rời khỏi bệ phóng, nên đã quay đầu như boomerang và nổ tung gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN