Quốc gia có lợi nhất sau kết quả thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2?

Bắc Kinh vẫn lạc quan mặc dù hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 kết thúc mà không có thỏa thuận nào.

Quốc gia có lợi nhất sau kết quả thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2? - 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau tại khách sạn Metropole tối 27.2

Cuộc gặp thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội kết thúc đột ngột ngày 28.2.

Ông Trump và ông Kim không những không ký thỏa thuận chung mà còn cắt ngắn cuộc đàm phán, hủy bữa trưa được lên kế hoạch từ trước.

Theo tờ Diplomat, việc hội nghị không có kết quả dường như là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực ngoại giao Mỹ-Triều và vào các quốc gia có liên quan, bao gồm Trung Quốc.

Bắc Kinh, với tư cách là đồng minh quân sự duy nhất của Bình Nhưỡng, thực sự quan tâm đến việc Triều Tiên thoát khỏi tình trạng cấm vận và trở thành một quốc gia “bình thường” hơn.

Chưa hết, Trung Quốc còn muốn đảm bảo chiến tranh sẽ không bao giờ nổ ra lần nữa trên bán đảo Triều Tiên. Trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Trung Quốc đã biết thế nào là bị đe dọa bởi lực lượng quốc tế do Mỹ dẫn đầu. Trung Quốc đã gửi quân đến để hỗ trợ chính phủ Triều Tiên. Vào thời điểm hiệp định đình chiến được ký kết, Trung Quốc mất khoảng 149.000 binh lính (theo ước tính của Trung Quốc) hay 400.000 binh lính (dựa trên ước tính của phương Tây).

Quốc gia có lợi nhất sau kết quả thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2? - 2

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều đàm phán tại khách sạn Metropole sáng 28.2

Do đó, Bắc Kinh đã và đang tích cực thúc đẩy quá trình ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên. Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc liên tục kêu gọi Mỹ và Triều Tiên giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. Hy vọng về hòa bình dâng lên cao hơn bao giờ hết sau các hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Hàn Quốc và Triều Tiên-Mỹ trong thời gian gần đây.

Nhưng khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 kết thúc sớm mà không có kết quả, Trung Quốc phản ứng thế nào?

Cho đến lúc này, Bắc Kinh vẫn thể hiện thái độ lạc quan với kết quả hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà Nội. Sau nhiều câu hỏi về hội nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng giải thích: “Hiện tại, một số người nói rằng cuộc đàm phán của Triều Tiên và Mỹ đã thất bại… Chúng tôi đang theo dõi tình hình nhưng tôi vẫn hy vọng các bạn có thể đợi lắng nghe quan điểm của Mỹ và chính phủ Triều Tiên về hội nghị”.

Ông Trump đánh giá hội nghị thượng đỉnh là “một khoảng thời gian rất hiệu quả”, thêm rằng mối quan hệ của ông với ông Kim “rất mạnh mẽ”.

Theo ông Trump, hội nghị kết thúc sớm trong không khí thân thiện. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng tuyên bố tương tự, nói rằng: “Chúng tôi đã có những tiến triển thực sự. Chúng tôi đạt được nhiều tiến triển hơn khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau trong 24, 36 giờ qua”.

Ông Trump cũng nhấn mạnh hai bên sẽ tiếp tục đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Theo Diplomat, đây là tin vui với Bắc Kinh. Ông Lu nói với các phóng viên rằng tiến bộ đạt được trong năm qua “cần được trân trọng”.

“Tôi hy vọng các bạn có thể nhận ra rằng vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên đã tồn tại trong nhiều năm và không thể giải quyết trong một ngày mà không cần nỗ lực”, ông Lu nói.

“Chúng tôi hy vọng Triều Tiên và Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại, thể hiện sự chân thành, tôn trọng và đáp ứng những mối quan tâm chính đáng của nhau, cùng nhau thúc đẩy phi hạt nhân hóa và hình thành cơ chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.

Theo Diplomat, những gì xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội dường như là kịch bản tốt nhất với Trung Quốc. Một giải pháp đúng đắn và lâu dài về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên sẽ làm giảm bớt sự phụ thuộc của Bình Nhưỡng vào Bắc Kinh và làm giảm tầm quan trọng chiến lược của Trung Quốc đối với Mỹ.

Từ quan điểm của Trung Quốc, đây có thể là kết quả lý tưởng, khi cả hai bên cam kết đàm phán nhưng không có nhiều dấu hiệu cho thấy có một giải pháp thực sự. Đây cũng là tình huống mà nguy cơ chiến tranh không còn nữa nhưng Mỹ và Triều Tiên vẫn bị chia rẽ. Và tình huống này có vẻ như là tình huống có lợi nhất cho Bắc Kinh.

Hãng thông tấn Triều Tiên nói gì về thượng đỉnh tại HN?

Theo KCNA, ông Kim đã nói lời tạm biệt ông Trump và “hứa hẹn có cuộc họp tiếp theo“.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - The Diplomat ([Tên nguồn])
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN