Không chỉ người già, đây là những đối tượng dễ có nguy cơ nhiễm Covid-19

Dù người già chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất bởi Covid-19, nhưng họ chỉ là một phần trong số những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi dịch bệnh này.

Và khi các trường hợp dương tính tiếp tục tăng vọt ở Mỹ và Châu Âu, rõ ràng tình trạng sức khỏe của bạn tốt hay xấu trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đóng một vai trò rất quan trọng đối với khả năng kháng bệnh của bạn, không phân biệt tuổi tác.

Đa số những người nhiễm Covid-19 thường biểu hiện các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình. Nhưng “đa số” không có nghĩa là tất cả, và điều đó đặt ra một câu hỏi quan trọng: Nhóm đối tượng nào có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất?

Dù sẽ phải mất nhiều tháng trước khi các nhà khoa học có đủ dữ liệu chắc chắn để xác định đâu là là đối tượng có nguy cơ cao nhất và tại sao, nhưng những số liệu sơ bộ từ những trường hợp dương tính mới trên thế giới đang bắt đầu hé lộ những manh mối đầu tiên.

Không chỉ người già mắc bệnh

Không thể phủ nhận người cao tuổi là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Ở Trung Quốc, 80% số ca tử vong là ở những người ở độ tuổi từ 60 trở lên, và xu hướng này cũng đang diễn ra ở nhiều nơi khác.

Sự già hóa dân số đồng nghĩa với việc một số quốc gia đang phải đối mặt với những rủi ro đặc biệt từ dịch Covid-19. Vốn là nước có dân số già thứ 2 thế giới, chỉ sau sau Nhật Bản, nên dù tỷ lệ tử vong có dao động mạnh ngay từ những ngày đầu bùng phát, Italia cho đến nay vẫn ghi nhận hơn 80% ca tử vong nằm trong số những người có độ tuổi từ 70 trở lên.

“Tuy nhiên, chúng ta phải hết sức thận trọng khi ​cho rằng đây chỉ đơn thuần là một căn bệnh gây tử vong đối với người già,” tiến sĩ Mike Ryan, người đứng đầu bộ phận khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, cảnh báo, “Có đến 10% đến 15% những người dưới 50 tuổi bị nhiễm bệnh theo mức độ từ trung bình đến nặng.”

Ngay cả khi sống sót, những người thuộc độ tuổi trung niên vẫn phải dành hàng tuần trong bệnh viện. Tại Pháp, hơn một nửa trong số 300 bệnh nhân đầu tiên được các đơn vị chăm sóc đặc biệt tiếp nhận có độ tuổi dưới 60.

“Những người trẻ tuổi không thể miễn nhiễm,” chuyên gia WHO Maria Van Kerkhove nói, đồng thời cho biết cần thêm thông tin thiết yếu về căn bệnh này ở tất cả các nhóm tuổi.

Những người trên 60 tuổi không phải nhóm đối tượng duy nhất có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao (Ảnh: PBS)

Những người trên 60 tuổi không phải nhóm đối tượng duy nhất có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao (Ảnh: PBS)

Italia ghi nhận 1/4 các trường hợp dương tính với Covid-19 của nước này cho đến nay là ở những người có độ tuổi từ 19 đến 50. Ở Tây Ban Nha, 1/3 số ca dương tính là dưới 44 tuổi. Ở Mỹ, dữ liệu sơ bộ từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy 29% số ca nhiễm Covid-19 nằm ở độ tuổi từ 20 đến 44.

Vấn đề tiếp theo là trẻ em, đối tượng chiếm một phần nhỏ các ca dương tính trên thế giới cho đến nay. Dù hầu hết chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, song mới đây vẫn có 2 trường hợp tử vong từ một bé sơ sinh dưới 1 tuổi ở bang Illinois, Mỹ và một trẻ 14 tuổi tại Trung Quốc.

Một câu hỏi khác là trẻ em có vai trò gì trong việc truyền nhiễm virus. “Cần cấp thiết mở cuộc điều tra sâu hơn về vai trò của trẻ em trong chuỗi lây truyền dịch Covid-19,” các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Dalhousie của Canada viết trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm.

Điều kiện sức khỏe gặp nhiều rủi ro nhất

Nếu gạt độ tuổi sang một bên, thì nền tảng sức khỏe cũng đóng một vai trò lớn. Ở Trung Quốc, 40% bệnh nhân mắc Covid-19 cần được chăm sóc chuyên sâu đều gặp các vấn đề sức khỏe mãn tính khác. Và trong số này, tỷ lệ tử vong cao nhất nằm ở những người mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc các chứng viêm phổi mãn tính trước khi nhiễm Covid-19.

Các vấn đề sức khỏe sẵn có cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, chẳng hạn với những người có hệ thống miễn dịch yếu do phải điều trị ung thư.

Các quốc gia khác cũng đang dần nhận thấy vấn đề ​​sức khỏe trước thời điểm đại dịch đóng vai trò lớn như thế nào, và những mối đe dọa như vậy đang dần được phát hiện. Italia ghi nhận trong 9 chín người đầu tiên dưới 40 tuổi tử vong vì Covid-19, 7 người được xác nhận mắc các “bệnh nền nghiêm trọng” như bệnh tim.

Các vấn đề sức khỏe sẵn có cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, chẳng hạn với những người có hệ thống miễn dịch yếu do phải điều trị ung thư (Ảnh: AP)

Các vấn đề sức khỏe sẵn có cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, chẳng hạn với những người có hệ thống miễn dịch yếu do phải điều trị ung thư (Ảnh: AP)

Càng gặp nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tình sẽ càng tệ đi. Italia cũng ghi nhận khoảng một nửa số trường hợp tử vong vì Covid-19 đều gặp ít nhất 3 vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, trong khi chỉ có 2% số ca tử vong là những người không mắc bệnh nền từ trước.

“Bệnh tim là một thuật ngữ rất rộng, nhưng cho đến nay, có vẻ như những người có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao nhất thường mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như suy tim sung huyết, cứng hoặc tắc nghẽn động mạnh,” tiến sĩ Trish Perl, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern, cho biết.

Bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào cũng có xu hướng làm cho bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn, nhưng hiện vẫn chưa thể lý giải tại sao bệnh nhân tiểu đường hay có nguy cơ đặc biệt đối với Covid-19.

Nguy cơ nhiễm bệnh ở những người kém khỏe mạnh còn có thể có liên quan cách hệ thống miễn dịch của họ có phản ứng thái quá với virus hay không. Một số bệnh nhân tử vong có tình trạng sức khỏe dường như đã được cải thiện chỉ sau 1 tuần hoặc chỉ đột nhiên xấu đi, như gặp phải tình trạng nhiễm trùng nội tạng.

Đối với những người có tiền sử mắc bệnh phổi, “thì nguy cơ nhiễm bệnh xảy ra lớn hơn ở những người có dung tích phổi yếu hơn,” tiến sĩ Perl nói, ví dụ như những người mắc các bệnh như COPD - bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - hay xơ nang.

Hen suyễn cũng nằm trong danh sách cần quan tâm. Không ai thực sự biết được nguy cơ từ những triệu chứng hen suyễn nhẹ, dù ngay cả các bệnh nhân mắc các chứng nhiễm trùng đường hô hấp thông thường cũng cần được theo dõi các triệu chứng của Covid-19. Còn đối với các triệu chứng viêm phổi, trừ khi chúng nghiêm trọng đến mức phải dùng máy thở, thì các triệu chứng này về cơ bản cũng không gây tổn hại gì lâu dài.

Bí ẩn về giới tính

Hơn một nửa số ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc là nam giới (Ảnh: Getty)

Hơn một nửa số ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc là nam giới (Ảnh: Getty)

Sự mất cân bằng giới tính có lẽ không phải là điều quá ngạc nhiên: Trong các đại dịch SARS và MERS trước đây, các nhà khoa học đều nhận thấy đàn ông dường như dễ nhiễm các bệnh trên hơn phụ nữ.

Còn trong dịch Covid-19, hơn một nửa số ca tử vong ở Trung Quốc là nam giới. Những nơi khác tại châu Á cũng ghi nhận những số liệu tương tự. Sau đó, Xu hướng này cũng đang xuất hiện ở các nước Âu Mỹ.

Tại Italia, nam giới chiếm tới 58% các ca dương tính, và tỷ lệ tử vong ở nam giới cũng vượt xa nữ giới, nhất là ở độ tuổi sau 50, theo ghi nhận từ các nhóm theo dõi tình hình dịch Covid-19 của nước này.

Ở Mỹ, dù CDC vẫn chưa đưa ra số liệu chi tiết, nhưng một ghi nhận về khoảng 200 bệnh nhân đầu tiên bị đưa vào các phòng chăm sóc chuyên sâu cho thấy khoảng 2/3 số lượng trên là nam giới.

Một chi tiết đáng lưu tâm ở đây là: Trên thế giới, số lượng đàn ông hút thuốc thường chiếm nhiều hơn và thời gian hút cũng dài hơn so với phụ nữ. Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu hiện đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc hút thuốc với dịch Covid-19.

Nội tiết tố cũng có thể đóng một vai trò quan trọng. Năm 2017, các nhà nghiên cứu của Đại học Iowa, Mỹ đã thử lây nhiễm virus SARS cho một đàn chuột, và nhận thấy giống như những gì đã xảy ra ở con người, những cá thể chuột đực có tỷ lệ tử vong cao hơn. Estrogen dường như có chức năng bảo vệ các con cái, vì một khi buồng trứng của chúng bị cắt bỏ, tỷ lệ tử vong ở những con chuột cái cũng tăng lên.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 gặp vấn đề sức khỏe sau khi ra viện?

Những người phải điều trị tích cực (ICU) trong nhiều tuần sẽ càng tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe sau khi điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Việt Anh - AP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN