Kế hoạch mới của Trung Quốc có thể thổi bùng căng thẳng biên giới Trung – Ấn

Trung Quốc có kế hoạch xây tuyến đường cao tốc mới gần khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ, nằm trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm củng cố vị trí chiến lược và thể hiện sức mạnh ở khu vực.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc từng ẩu đả ở thung lũng Galwan năm 2020.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc từng ẩu đả ở thung lũng Galwan năm 2020.

Tuyến đường cao tốc mới, trải dài từ huyện Lhunze ở Tây Tạng tới Mazha ở Kashgar, Tân Cương, là một trong 345 kế hoạch xây dựng thuộc dự án quốc gia, nhằm xây tổng cộng 461.000 km đường cao tốc và xa lộ cho đến năm 2035, theo SCMP.

Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang cố gắng vực dậy nền kinh tế đang có chiều hướng suy giảm và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng.

Theo kế hoạch được công bố vào tuần trước, tuyến đường cao tốcmang tên G695 dự kiến sẽ đi qua huyện Cona ở miền nam Tây Tạng, nằm ngay phía bắc khu vực tranh chấp biên giới với Ấn Độ và đi qua huyện Kamba, nơi có một căn cứ quân sự lớn. Tuyến đường cao tốc này cũng đi qua huyện Zanda ở tỉnh Ngari, nơi có một phần hiện do Ấn Độ kiểm soát.

Chi tiết của kế hoạch xây đường cao tốc chưa được tiết lộ, nhưng khi hoàn thành, tuyến đường này giúp hoạt động di chuyển tới các khu vực đang tranh chấp ở biên giới Trung – Ấn trở nên dễ dàng hơn, như đồng bằng Depsang, thung lũng Galwan và Hot Springs dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LOC), theo SCMP.

Căng thẳng biên giới Trung – Ấn leo thang thành đụng độ đẫm máu vào năm 2020 ở thung lũng Galwan. Cuộc ẩu đả khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Vụ việc khiến quan hệ song phương giữa hai nước căng thẳng đến nay.

Trong vòng đàm phán quân sự mới nhất diễn ra ngày 18.7, hai bên một lần nữa không tìm được tiếng nói chung sau 12 giờ thảo luận.

Tuy nhiên, trong tuyên bố chung được đưa ra vào cuối ngày 18.7, quân đội hai nước cho biết họ đã đồng ý duy trì “an ninh và ổn định” ở khu vực dọc theo LAC.  

"Hai bên nhất trí giữ liên lạc chặt chẽ và duy trì đối thoại thông qua các kênh quân sự, ngoại giao và sớm đưa ra giải pháp có thể chấp nhận được", theo tuyên bố chung.  

Srikanth Kondapalli, một giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi, cho rằng Bắc Kinh xây dựng tuyến đường cao tốc mới nhằm “củng cố năng lực hậu cần ở khu vực biên giới, giúp quân đội có thể di chuyển nhanh chóng trong trường hợp cần phản ứng khẩn cấp”.

Trung Quốc tích cực xây dựng cơ sở hạ tầng ở Tây Tạng, Tân Cương từ đầu những năm 1980, dù các khu vực này “không có nhiều ý nghĩa trong việc đem lại giá trị kinh tế”, ông Kondapalli nói.

Theo ông Kondapalli, dự án mới của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ khiến Ấn Độ quan ngại.

Nguồn: [Link nguồn]

Động thái lạ của Mỹ ở Ấn Độ liên quan đến tàu Nga, bị New Delhi từ chối

Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Mumbai từng gửi thư trực tiếp tới cơ quan Cảng vụ thành phố vào tháng trước, yêu cầu không cho phép các tàu Nga cập cảng vì lệnh trừng phạt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN