Hoàng gia lâu đời nhất thế giới sắp cạn thành viên

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

Hoàng gia Nhật Bản vẫn duy trì quy định truyền thống về việc truyền ngôi, bất chấp viễn cảnh có thể không còn người tiếp quản ngôi vị Nhật hoàng trong tương lai.

Công chúa Kako (phải) và em gái Kako tham dự sự kiện Nhật hoàng Naruhito lên ngôi năm 2019.

Công chúa Kako (phải) và em gái Kako tham dự sự kiện Nhật hoàng Naruhito lên ngôi năm 2019.

Sau 4 năm đính hôn, công chúa Mako, cháu gái Nhật hoàng Naruhito kết hôn với bạn trai Kei Komuro, một thường dân. 

Theo quy định hoàng gia, công chúa 30 tuổi phải rời khỏi hoàng tộc, khiến số lượng thành viên của hoàng gia Nhật Bản giảm còn 12 nữ và 5 nam, bao gồm cả Nhật hoàng và Hoàng hậu. 

Sau Thế chiến 2, hoàng gia Nhật Bản còn 67 thành viên. Đến ngày 26.10, đại gia đình giảm còn 17 người, chỉ còn 3 người có thể kế vị Nhật hoàng Naruhito, gồm thái tử Fumihito 55 tuổi, người cháu Hisahito 15 tuổi (em trai của của công chúa Mako) và hoàng thúc Masahito 85 tuổi.  

Con của các công chúa lấy chồng thường dân không được coi là thành viên hoàng gia và không có quyền thừa kế.

Ngoài Nhật Bản, còn một vài hoàng gia trên thế giới chỉ chấp nhận truyền ngôi cho nam giới trong hoàng tộc như như Ả Rập Saudi, Oman hay Morrocco.

Công chúa Mako cùng cha mẹ là thái tử Fumihito và công chúa Kiko.

Công chúa Mako cùng cha mẹ là thái tử Fumihito và công chúa Kiko.

Việc công chúa Mako kết hôn và trở thành người bình thường, dấy lên tranh cãi về việc có chấp nhận phụ nữ trong hoàng tộc được phép nối ngôi hay không, phù hợp với tiêu chuẩn hiện đại về bình đẳng giới.

Khảo sát do Kyodo News thực hiện vào tháng 3 và tháng 4, cho thấy đề xuất được người dân Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ. Khoảng 85% người trả lời khảo sát ủng hộ Nhật Bản có nữ hoàng. Khoảng 79% ủng hộ việc nữ hoàng truyền ngôi cho con.

Tuy nhiên, hoàng gia Nhật không có quyền quyết định, do vai trò của hoàng gia và quy tắc lên ngôi được quy định trong luật pháp Nhật Bản.

Trong 2 thập kỷ qua, các chính trị gia Nhật Bản đã nhiều lần tìm cách thay đổi luật, nhưng không thành công.

Năm 2006, dự luật cho phép Nhật hoàng truyền ngôi cho công chúa bị gác lại sau khi hoàng tử Hishahito chào đời. Hishahito là bé trai đầu tiên của hoàng tộc Nhật sau gần 40 năm.

6 năm sau, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda cũng cân nhắc cho các công chúa tự lập nhánh gia phả và được giữ vị trí trong hoàng tộc sau khi thành hôn. Nỗ lực này thất bại khi ghế lãnh đạo đảng cầm quyền đổi chủ.

Công chúa Mako đính hôn với bạn trai thường dân năm 2017.

Công chúa Mako đính hôn với bạn trai thường dân năm 2017.

Năm 2020, Thủ tướng Suga Yoshihide mở hội đồng chuyên gia xem xét đề xuất. Nhưng ý tưởng đã sớm bị loại bỏ vì ông Suga không tiếp tục tham gia tranh cử. Tân Thủ tướng Fumio Kishida không mặn mà với viễn cảnh Nhật Bản có nữ hoàng.

Dù số thành viên giảm dần, hoàng gia Nhật Bản trong năm 2021 vẫn chi tiêu khoảng 219 triệu USD tiền ngân sách. Tiền được chi cho thực phẩm, giáo dục, chi phí cá nhân của thành viên và lương cho đội ngũ giúp việc 1.080 người gồm lái xe, thợ làm vườn đến người chép sử.

Trong khi đó, hoàng gia Anh tiêu tốn khoảng 69 triệu USD năm 2019-2020, cộng thêm 41 triệu USD chi phí tân trang cung điện Buckingham.

Vấn đề của hoàng gia Nhật phản ánh tỉ lệ sinh rất thấp ở Nhật Bản và sự già hóa của dân số. Đám cưới của hoàng gia Nhật trong quá khứ phần nào giúp thúc đẩy đám cưới và tỉ lệ sinh nở trong xã hội.

Ở những quốc gia chấp nhận truyền ngôi cho nam giới trong hoàng tộc như Ả Rập Saudi, một vị vua có thể có tới 10, thậm chí 30 người con. Các hoàng tử cũng lấy vợ từ sớm và có nhiều con, do đó không gặp phải vấn đề thiếu thành viên hoàng tộc như Nhật Bản hiện nay.

Hoàng gia Ả Rập Saudi ước tính có tới hơn 15.000 thành viên, nhưng chỉ khoảng 2.000 người nắm giữ phần lớn của cải và quyền lực trong vương quốc.

Nguồn: [Link nguồn]

Công chúa Nhật lấy chồng thường dân: Bất ngờ về đám cưới chưa từng có tiền lệ

Công chúa Nhật Bản Mako ngày 26.10 cuối cùng đã kết hôn với bạn trai thời đại học, Kei Komuro theo cách chưa từng có tiền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Japan Times ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN