Hai tàu sân bay Mỹ cùng tập trận rầm rộ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan

Hải quân Mỹ xác nhận đang lên kế hoạch cho hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz cùng thực hiện các nhiệm vụ gần eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt.

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt.

Theo hải quân Mỹ, các sứ mệnh và hoạt động diễn tập của hai tàu sân bay hạt nhân “không nhằm chuẩn bị tấn công hay hướng đến một hành động chiến tranh cụ thể nào”.

Hải quân Mỹ muốn đảm bảo rằng các tàu sân bay luôn sẵn sàng, đảm bảo năng lực hoạt động trên biển và cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ trong khu vực.

Các chỉ huy hải quân Mỹ ám chỉ động thái mới thể hiện sự sẵn sàng của Mỹ ở khu vực có sức ép lớn, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, theo National Interest.

“Đây là cơ hội lớn để chúng tôi cùng huấn luyện, tác chiến cùng nhau trong kịch bản phức tạp”, Chuẩn Đô đốc Doug Verissimo, tư lệnh nhóm tác chiến tàu sân bay số 9, nói. “Bằng cách làm việc cùng nhau, chúng tôi sẽ nâng cao kinh nghiệm chiến đấu ở các môi trường biển cụ thể, đảm bảo sự sẵn sàng khi đối mặt với những tình huống thực tế".

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ cùng diễn tập khả năng phòng không, trinh sát biển, tiếp tế trên biển, kiểm tra năng lực tấn công tầm xa, cùng thực hiện các nhiệm vụ di chuyển theo kế hoạch và các nhiệm vụ khác, hải quân Mỹ cho biết.

Những cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến có sự góp mặt của hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn tạo ra thách thức, dù không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.

Hải quân Mỹ xác nhận hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz cùng thực hiện các nhiệm vụ gần eo biển Đài Loan và Biển Đông.

Hôm 21.6, hai tàu này đã có mặt tại vùng biển Philippines tiếp giáp Biển Đông. Một tàu sân bay khác của Mỹ có mặt từ trước là USS Ronald Reagan.

Mỗi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ bao gồm một tàu sân bay, một tàu tuần dương, hai tàu khu trục và có thể bao gồm tàu ngầm, tạo thành một lực lượng uy lực trên biển.

Tàu sân bay có nhiệm vụ cất và hạ cánh tiêm kích hạm, tàu tuần dương mang tên lửa tấn công tàu đối phương còn nhiệm vụ chính của tàu khu trục là tạo thành lá chắn tên lửa, nhưng cũng có thể phóng tên lửa hành trình Tomahawk tấn công các mục tiêu trên đất liền. Sự xuất hiện của tàu ngầm giúp hạm đội gia tăng đáng kể năng lực săn ngầm.

Khi hiệp đồng tác chiến, mỗi tàu sẽ được phân công nhiệm vụ cụ thể, tránh chồng chéo, cùng phóng tên lửa vào một mục tiêu.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh 3 tàu sân bay Mỹ hoạt động ở cửa ngõ biển Đông

Lần đầu tiên kể từ năm 2017, ba tàu sân bay Mỹ hoạt động đồng thời ở cửa ngõ biển Đông trong bối cảnh căng thẳng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN