Hai con đường thống trị thế giới của Trung Quốc, Mỹ có thể đối phó nổi?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Nếu như trước đây, Trung Quốc thường che giấu tham vọng trở thành bá chủ thế giới thì nay họ gần như khẳng định công khai.

Bắc Kinh đầu tư mạnh vào tàu ngầm, tên lửa chống hạm nhằm ngăn tàu chiến, máy bay Mỹ tiến đến gần bờ biển của họ (trong ảnh: Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo).

Bắc Kinh đầu tư mạnh vào tàu ngầm, tên lửa chống hạm nhằm ngăn tàu chiến, máy bay Mỹ tiến đến gần bờ biển của họ (trong ảnh: Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc chế tạo).

Làm chủ từ khu vực ra thế giới

Trên tờ Foreign Policy, hai chuyên gia về quan hệ quốc tế là Hal Brands, Giáo sư nổi tiếng đang làm việc tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế Tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins và ông Jake Sullivan, nghiên cứu sinh cấp cao tại Tổ chức Hòa bình Quốc tế Carnegie (từng là trợ lý Tổng thống Barack Obama và cố vấn an ninh quốc gia cho Phó Tổng thống Joe Biden từ năm 2013 - 2014) đã nêu ra 2 con đường đi đến tham vọng bá chủ thế giới của Trung Quốc.

Hai tác giả cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu thể hiện rõ ý định bá chủ thế giới từ năm 2017 khi ông tuyên bố Trung Quốc đang bước vào “kỷ nguyên mới” và “cần phải đứng ở trung tâm thế giới”.

Hai năm sau, ông Tập đã sử dụng ý tưởng xây dựng “Vạn lý trường thành mới” để mô tả quan hệ đang xấu đi giữa Bắc Kinh với Washington. Ngay cả những cú sốc phát sinh từ nội tại Trung Quốc cũng thể hiện những tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh, trong đó, chính quyền của ông Tập Cận Bình đã biến khủng hoảng dịch Covid-19 thành cơ hội để tăng sức ảnh hưởng của Trung Quốc và đưa hàng hoá “Made-in China” ra nước ngoài.

Các chuyên gia Hal Brands và Jake Sullivan vạch ra 2 lựa chọn mà Trung Quốc có thể đi để hiện thực hóa tham vọng bá chủ. Thứ nhất là con đường đi qua khu vực vốn được Bắc Kinh coi là “sân nhà” của Trung Quốc, đặc biệt là Tây Thái Bình Dương. Đây là phương án mà các chiến lược gia Mỹ đã nhấn mạnh từ rất lâu khi nhắc tới tham vọng của Bắc Kinh.

Với lựa chọn này, họ tập trung vào xây dựng Tây Thái Bình Dương trở thành bàn đạp cho sức mạnh toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc sẽ phải gây dựng sức ảnh hưởng toàn cầu bằng cách thiết lập quyền bá chủ trong khu vực Tây Thái Bình Dương một cách vững chắc.

Điều này không đồng nghĩa họ sẽ gây ảnh hưởng tối đa lên các nước láng giềng như Liên minh Xô-viết từng làm trong thời chiến tranh lạnh mà sẽ phải đóng vai trò người chơi thống trị khu vực Tây Thái Bình Dương, mở rộng tới cả khu vực “Chuỗi đảo thứ 1” (chạy dài từ Nhật Bản đến Đài Loan và Philippines) và xa hơn nữa. Bắc Kinh cũng phải giành được quyền phủ quyết về các lựa chọn an ninh và kinh tế của các nước láng giềng, phá vỡ liên minh của Mỹ trong khu vực và đẩy các lực lượng quân sự Mỹ ra xa khỏi bờ biển của Trung Quốc.

Nếu không, họ sẽ không bao giờ xây dựng được nền móng an ninh khu vực đảm bảo để từ đó mở rộng quyền lực ra toàn cầu. Bắc Kinh cũng sẽ đối mặt với những thách thức an ninh dai dẳng dọc biên giới hàng hải dễ tổn thương, do đó sẽ phải tập trung vào những tài sản quân sự và năng lượng với mục đích tấn công hơn là phòng vệ.

Một lý do khiến người Mỹ đều nghĩ đến chiến lược này khi nhắc đến tham vọng bá chủ của Trung Quốc là vì nó tương đương như con đường Washington từng đi. Từ những ngày đầu tiên, giới chức Mỹ hiểu rằng, Washington có thể khó đảm nhận vai trò quan trọng trong đối ngoại toàn cầu nếu không xây dựng vị trí chiến lược trong Bắc Mỹ và khu vực bán cầu Tây rộng lớn.

Hiện tại, đã có một số dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đi theo logic này vì nhiều chính sách của họ đã được tính toán để trở thành bá chủ trong khu vực. Chẳng hạn, Bắc Kinh đầu tư mạnh vào sức mạnh phòng không, tàu ngầm, tên lửa chống hạm và khả năng ngăn chặn tiếp cận khu vực cần thiết nhằm ngăn tàu chiến, máy bay Mỹ tiến đến gần bờ biển của họ, cho phép nước này tự do đối phó với các quốc gia láng giềng.

Theo hai chuyên gia, lý do Bắc Kinh muốn tập trung “nắm khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông trong lòng bàn tay” cũng tương tự như cách Mỹ đẩy các đối thủ ra khỏi vùng biển Caribe.

Trung Quốc kết hợp giữa các chiêu thức từ dùng quân sự đến tác động chính trị trong nỗ lực làm suy yếu quan hệ của Mỹ với các đối tác quân sự và đồng minh. Giới chức Bắc Kinh thúc đẩy ý tưởng “người châu Á vì châu Á” - tức là tự giải quyết các vấn đề trong khu vực, không để Mỹ tham gia.

Phá vòng vây của đối phương

Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài báo của tạp chí Forein Policy danh tiếng.

Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài báo của tạp chí Forein Policy danh tiếng.

Con đường thứ 2 lại rất khác vì nó bất chấp những luật lệ về chiến lược và địa chính trị từng có trong lịch sử. Cách tiếp cận này không tập trung nhiều vào củng cố sức mạnh cho Tây Thái Bình Dương mà đánh thẳng vào hệ thống liên minh của Mỹ cũng như tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trong hệ thống đó bằng cách phát triển sức ảnh hưởng về chính trị, ngoại giao và kinh tế của Trung Quốc trên quy mô toàn cầu.

Theo hai tác giả, Bắc Kinh có thể xây dựng trật tự kinh tế và an ninh mới do Mỹ dẫn đầu rộng khắp khu vực rộng lớn của Á - Âu và Ấn Độ Dương đồng thời thiết lập vị trí trung tâm của Trung Quốc trong các thực thể quốc tế.

Với cách tiếp cận này, Trung Quốc gần như chấp nhận, họ không thể thay thế Mỹ trong khu vực châu Á, ít nhất trong tương lai gần. Thay vào đó, họ tăng cường định hình các quy định quốc tế, tiêu chuẩn công nghệ và các thực thể chính trị có lợi cho hình ảnh và lợi ích của họ. Ưu tiên trung tâm trong cách tiếp cận này sẽ là coi sức mạnh kinh tế và kỹ thuật quan trọng hơn sức mạnh quân sự truyền thống trong lãnh đạo thế giới. Với logic đó, Trung Quốc sẽ chỉ đơn giản giữ cân bằng quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương nhưng thống trị toàn cầu trên các quyền lực khác như đã nêu trên.

Chắc chắn, con đường này cũng sẽ tồn tại nhiều vấn đề, trước hết là Trung Quốc chưa đủ năng lực để có thể cung cấp các sản phẩm cộng đồng toàn cầu vượt Mỹ. Chiến lược của Trung Quốc hiện nay có vẻ như đang kết hợp cả hai cách tiếp cận. Bắc Kinh không ngừng vừa củng cố phương tiện, vừa tìm kiếm những ảnh hưởng địa chính trị để đối đầu với Mỹ trên Tây Thái Bình Dương.

Cuối cùng, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sẽ không thành công với con đường nào nếu kinh tế/hệ thống chính trị Trung Quốc chùn bước hoặc đối thủ của họ có phản ứng hiệu quả hơn.

Theo hai chuyên gia, quân đội Trung Quốc không e dè giấu giếm thực tế đang xây dựng khả năng quân sự cần thiết để buộc Đài Loan khuất phục, một diễn biến có thể làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực chỉ trong 1 đêm và khiến những cam kết của Mỹ với khu vực Tây Thái Bình Dương trở lên lỏng lẻo, đáng nghi.

Tuy nhiên, chừng nào Washington còn giữ được vị trí quân sự mạnh dọc chuỗi đảo thứ nhất thì những nước có quyền lực mạnh trong khu vực như Nhật Bản sẽ nỗ lực chống lại sự nổi dậy của Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, Trung Quốc không thể là cường quốc toàn cầu thực thụ nếu họ vẫn bị các đồng minh và đối tác an ninh, cơ sở quân sự của Mỹ vây quanh.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Trung Quốc chọn thời điểm đại dịch để đẩy mạnh gây hấn với nhiều nước?

Trong bối cảnh Covid-19 bùng phát toàn cầu và Liên Hợp Quốc kêu gọi ngừng bắn để tập trung đẩy lùi dịch bệnh thì Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN