Giữa căng thẳng với Trung Quốc, Mỹ đưa tàu sân bay vào Biển Đông

Một tàu sân bay của Mỹ đã đi qua khu vực tranh chấp trên Biển Đông vào thứ Ba vừa qua (7.8), giữa lúc đang nổi lên những căng thẳng về vấn đề lãnh thổ giữa Trung Quốc và 3 quốc gia khác có chủ quyền trên vùng biển này.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ mới đây tiến vào một khu vực đang tranh chấp Biển Đông (Ảnh: AP)

Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ mới đây tiến vào một khu vực đang tranh chấp Biển Đông (Ảnh: AP)

Một nhóm các tướng lĩnh, quan chức, phóng viên của Philippines đã được Hải quân Mỹ đưa lên tàu sân bay USS Ronald Reagan, nơi họ đã được chứng kiến các máy bay tiêm kích cất và hạ cánh bằng máy phóng với những tiếng nổ sấm sét. Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân này, vốn đang chở 70 loại máy bay siêu thanh F/A – 18, máy bay do thám và trực thăng, đang trên đường cập bến thủ đô Manila, Philippines. Con tàu này còn đang được hộ tống bởi nhiều tàu tuần duyên có vũ trang từ phía xa.

“Khẩu hiệu của tàu sân bay này là Hòa bình thông qua sức mạnh,” chuẩn đô đốc Karl Thomas cho biết trước báo giới.

Ông cho biết sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp tăng cường an ninh và ổn định nhằm thúc đẩy tiến trình đối thoại ngoại giao giữa các nước đang tranh chấp chủ quyền. Chuẩn đô đốc Karl Thomas đưa ra bình luận trên khi được hỏi về thông điệp từ sự hiện diện của tàu sân bay, giữa lúc đang nổi lên những căng thẳng giữa Trung Quốc  với một số nước trong khu vực, liên quan đến những hành vi gây hấn của Trung Quốc nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này trên Biển Đông.

“Chúng tôi cho rằng mọi người nên tuân thủ luật pháp quốc tế, và sự hiện diện của chúng tôi cho phép tạo nên bối cảnh ổn định và an ninh để các cuộc đối thoại có thể được diễn ra,” ông Thomas cho biết.

Chuẩn đô đốc Karl Thomas cho rằng sự hiện diện của Mỹ sẽ thúc đẩy ổn định và an ninh cho các cuộc đối thoại về vấn đề Biển Đông (Ảnh: AP)

Chuẩn đô đốc Karl Thomas cho rằng sự hiện diện của Mỹ sẽ thúc đẩy ổn định và an ninh cho các cuộc đối thoại về vấn đề Biển Đông (Ảnh: AP)

Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á vốn đã bị kéo vào các cuộc xung đột triền miên trên những vùng nước chiến lược, vốn đang là điểm trung chuyển giao thương quan trọng tại châu Á và trên toàn thế giới trong hàng thập kỷ. Những căng thẳng đã bị đẩy lên một mức độ cao hơn khi Trung Quốc cải tạo trái phép 7 bãi san hô trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các hòn đảo, và lắp đặt một hệ thống phòng thủ tên lửa, các đường băng và nhà chứa máy bay tại các đảo trên.

Tháng trước, Washington cũng bày tỏ quan ngại về “các hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của những nước có chủ quyền trên biển Đông.”

Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc phải rút tàu thăm dò của mình khỏi bãi Tư Chính, vốn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế dài 200 dặm (tương đương 321 km) của Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang có tranh chấp với Malaysia trên cụm bãi đá Luconia, và vấp phải sự phản ứng từ chính quyền Manila sau khi một tàu cá của nước này đã đâm chìm tàu cá chứa 22 ngư dân Philippines trên khu vực bãi Cỏ Rong, những người sau đó đã được tàu cá Việt Nam giải cứu.

Greg Poling, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á có trụ sở tại Washington, được thành lập để theo dõi động thái của các quốc gia đang có tranh chấp trên biển Đông, cho rằng Trung Quốc đang sử dụng sử dụng các đảo nhân tạo bồi đắp trái phép nhằm xác lập chủ quyền và cho phép hải quân, cảnh sát biển và các tàu dân quân “hoạt động từng li từng tí một trên biển Đông theo cách mà trước kia họ chưa thể làm được.”

Còn theo chuyên gia Biển Đông Carl Thayer, những hành động ngoan cố của Trung Quốc cũng sẽ làm suy giảm khả năng đàm phán giữa nước này với các nước thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về cái gọi là bộ quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh các hành động hung hăng trên các vùng biển bị tranh chấp.

“Chúng ta phải đặt câu hỏi liệu các nước ASEAN có chủ quyền trên biển Đông sẽ còn lại gì nếu Trung Quốc tiếp tục kiểm soát việc tiếp cận các ngư trường và thăm dò hydrocarbon trên vùng biển này,” ông Thayer cho biết.

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc gần đây đang rất căng thẳng, liên quan đến chiến tranh thương mại đang leo thang, và quyết định của Mỹ bán cho Đài Loan lô vũ khí 2,2 tỉ USD.

Hải quân Mỹ từ nhiều năm nay thường điều tàu chiến thực hiện tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông. Tàu chiến Mỹ một số lần đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông.

Mỹ tuyên bố kéo tên lửa vào châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc “nóng mặt” đáp trả

Vào ngày hôm nay (8.6), Trung Quốc cho biết nước này sẽ “không để yên” và sẽ có những biện pháp đối phó nếu Mỹ triển...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Việt Anh - AP ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN