F-16 dùng “bom âm thanh” cứu mạng đặc nhiệm Anh ở Iraq

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Trong điều kiện không thể dùng vũ khí vì trời tối đen như mực, phi công lái chiến đấu cơ F-16 Mỹ đã tạo ra “quả bom âm thanh” để cứu mạng đặc nhiệm Anh trên chiến trường Iraq.

Mô phỏng cảnh F-16 dùng "bom âm thanh" cứu mạng quân Anh ở Iraq. Nguồn: Top Gun Military.

Theo War History Online, chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon được trang bị động cơ mạnh mẽ để có thể không chiến tầm gần với máy bay đối phương. Bên cạnh kho vũ khí ấn tượng, động cơ còn giúp chiếc F-16 bay hành trình vượt vận tốc âm thanh.

Trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, một phi công đã biết cách sử dụng ưu thế này để tạo ra vũ khí răn đe đối phương, cứu sống đồng đội.

F-16 dùng “bom âm thanh” cứu mạng đặc nhiệm Anh ở Iraq - 1

Minh họa cảnh F-16 cứu mạng quân Anh.

Ngày 19.3.2003, Mỹ mở chiến dịch Tự do Iraq với mục đích nhằm lật đổ Tổng thống Saddam Hussein. Một ngày sau đó, Mỹ và với các đồng minh Anh, Úc và Ba Lan tấn công Iraq.

Trung tá phi công Mỹ Edward Lynch đã đi vào lịch sử trong cuộc chiến này. Lynch là người được giao nhiệm vụ dẫn đầu phi đội F-16 vô hiệu hóa các tổ hợp tên lửa đạn đạo Scud của Iraq.

Tối ngày 30.3, hai chiếc F-16, trong đó có phi công Edward Lynch nhận yêu cầu chi viện cho 52 lính đặc nhiệm Anh đang bị khoảng 500 binh sĩ Iraq bao vây tại một địa điểm khá xa căn cứ.

Lynch kể lại rằng, lính đặc nhiệm Anh gửi thông điệp trong tình trạng hoảng loạn. Trừ khi phi công Mỹ và đồng đội ném bom giải vây, 50 đặc nhiệm Anh khó có thể sống sót.

F-16 dùng “bom âm thanh” cứu mạng đặc nhiệm Anh ở Iraq - 2

Chiến đấu cơ F-16D Fighting Falcon của Mỹ.

Chiến đấu cơ Mỹ tiếp cận khu vực khoảng 10 phút sau đó. Nhưng tình hình chiến trường nảy sinh vấn đề. Bầu trời đêm khi đó tối đen như mực, không có ánh trắng và mặt đất cũng không xuất hiện ánh sáng.

Cả hai phi công dùng kính nhìn đêm nhưng cũng không đủ rõ để phân biệt đâu là quân ta và đâu là phe địch. Nếu như thả bom, hai chiếc F-16 có thể gây thương vong lớn cho cả đặc nhiệm Anh.

Thời gian không còn nhiều bởi quân Iraq đang siết chặt vòng vây. Lynch nảy ra sáng kiến, lợi dụng tốc độ nhanh của F-16. Khi bay đủ nhanh, chiến đấu cơ này sẽ vượt qua bức tường âm thanh, tạo ra tiếng nổ siêu thanh (sonic boom).

Thứ âm thanh giống như vụ nổ bom có thể là cách để gây rối loạn hàng ngũ binh sĩ Iraq, giúp đặc nhiệm Anh phá vòng vây rút lui.

F-16 dùng “bom âm thanh” cứu mạng đặc nhiệm Anh ở Iraq - 3

Hiện tượng tiếng nổ siêu thanh xuất hiện khi chiến đấu cơ vượt qua vận tốc âm thanh.

Phi công Mỹ bay vọt lên cao khỏi các đám mây, sau đó điều khiển chiếc F-16 bổ nhào xuống với tốc độ cao. Điều khó khăn là việc Lynch phải  tính toán cách tạo ra tiếng nổ siêu thanh đủ gần để hướng luồng năng lượng này xuống đất sau đó ngay lập tức đổi hướng tránh cho máy bay va chạm.

Ở độ cao khoảng 914 mét, Lynch điều khiển máy bay vọt lên trong khi “quả bom âm thanh” dội xuống vị trí giao tranh.

Một tên lửa Iraq ngắm bắn Lynch trong khoảng thời gian này nhưng phi công Mỹ đã né được.

Quay trở về căn cứ, Lynch mới nhận ra kế hoạch táo bạo của mình đã thành công. Quân Iraq bị xáo trộn hàng ngũ, tản ra tìm nơi ẩn nấp vì tưởng các máy bay Mỹ đang lao xuống phóng tên lửa. Nhóm đặc nhiệm Anh nhờ vậy có thể thoát khỏi vòng vây thành công.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - War History Online ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN