Dù bị tịnh thân, vì sao không ít thái giám vẫn "cố đấm ăn xôi" cưới vợ hoành tráng?

Khi được nghỉ ngơi, thái giám cũng hy vọng rằng có người bầu bạn, chăm sóc, phục vụ, để bù đắp cho thời gian bị đối xử bất công, khổ cực.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong lịch sử Trung Quốc, Thái giám là tầng lớp đặc biệt trong hoàng cung, hưởng lương bổng cùng phú quý nếu khéo léo biết chiều lòng chủ tử.

Thông thường thái giám sẽ không lấy vợ mà nhận con nuôi. Tuy nhiên, nhiều thái giám vẫn có vợ. Trường hợp hoạn quan kết hôn không hề ít, ghi chép sớm nhất về việc hoạn quan kết hôn là vào thời kỳ Đông Hán. 

Đến thời Hán Hoàn Đế, những hoạn quan như Đan Siêu, Đường Hoành, Từ Hoàng được phong làm Ngũ hầu, họ cũng công khai lấy vợ.

Vào thời Đường Huyền Tông, hiện tượng này khá rõ ràng. Khi ấy, hoạn quan Cao Lực Sĩ rất được hoàng đế sủng ái. Sau khi lấy con gái một quan nhỏ phụ trách văn thư tên là Lã Huyền Ngộ, Cao Lực Sĩ bắt đầu cất nhắc cha vợ mình một cách trắng trợn, đề bạt ông ta làm Thiếu khanh. Khi mẹ vợ của Cao Lực Sĩ qua đời, lễ tang cũng muôn phần long trọng.

Các quan lớn trong triều ào ào đích thân tới chia buồn, cảnh tượng hết sức rầm rộ, từ đó có thể thấy được địa vị của hoạn quan vào thời nhà Đường cao tới mức nào.

Mãi cho tới thời nhà Tống, hiện tượng hoạn quan lấy vợ mới giảm thiểu rõ ràng, bởi vì vào thời nhà Tống, hoàng đế đã rút ra bài học kinh nghiệm từ việc hoạn quan gây hại trong giai đoạn cuối nhà Đường, cho nên đã tăng cường quản lý đối với hoạn quan, mặc dù vẫn có một số hoạn quan lấy vợ, thế nhưng số lượng rất ít, gần như không có ghi chép trong sử sách.

Các thái giám cưới vợ lý do đầu tiên là phục vụ cuộc sống hàng ngày. Thái giám mỗi ngày đều phải hầu hạ hoàng thượng, hoàng hậu và hàng loạt các cung tần, mỹ nữ khác. Đôi khi, vì thân thể có chỗ thiếu hụt mà bị kỳ thị, chê cười, khinh miệt.

Chính vì thế, khi được nghỉ ngơi, thái giám cũng hy vọng rằng có người bầu bạn, chăm sóc, phục vụ, để bù đắp cho thời gian bị đối xử bất công, khổ cực. Đồng thời, có vợ ở bên, thái giám cũng có thể an ủi tâm lý méo mó của mình. Tuy nhiên, thái giám lấy vợ nếu không phải thương nhau hết mực thì thực bất hạnh cho cả hai.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tình trạng thái giám không có vợ, cung nữ không có chồng đã khiến họ phải tìm đến cái gọi là "đối thực", nhằm an ủi nỗi cô đơn trống vắng nơi thâm cung. Ban đầu, cụm từ "Đối thực" được dùng để mô tả hành vi đồng tính luyến ái nữ giữa các cung nữ, về sau lại được mặc định cho mối quan hệ giường chiếu giữa cung nữ và thái giám. 

"Đối thực" xuất hiện sớm nhất là vào thời nhà Hán. Lúc mới xuất hiện "Đối thực" diễn ra theo nghĩa đen, chỉ đơn giản là thái giám và cung nữ ăn cơm cùng nhau nhưng không ngủ chung, cũng không bao gồm chuyện ân ái giường chiếu.

Đến thời nhà Minh, tình trạng "đối thực" giữa cung nữ và thái giám trở nên phổ biến hơn. Thậm chí nếu một người cung nữ vào cung quá lâu mà không trải qua "đối thực" thì sẽ bị người xung quanh cười nhạo.

Thông thường, những cặp đôi "đối thực" sẽ chăm sóc lẫn nhau, thái giám giúp cung nữ làm một số công việc nặng nhọc, còn cung nữ sẽ giúp thái giám khâu vá quần áo hay chuẩn bị thức ăn ngon cho đối phương.

Nguồn: [Link nguồn]

Thái giám là bạn thân của hoàng đế nhưng ”vụng trộm” với mười mấy phi tần, cuối cùng giết thiên tử để giữ mạng sống

Không chỉ là bạn thân của hoàng đế, thái giám này còn ngủ với mười mấy phi tử, biến hậu cung của thiên tử nghiễm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN