Đòn trừng phạt mạnh nhất nhằm vào Nga tác động ra sao?

Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã thông báo trục xuất một số ngân hàng của Nga khỏi SWIFT - mạng lưới bảo mật kết nối hàng nghìn tổ chức tài chính trên khắp thế giới.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Dmitry Medvedev.

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Dmitry Medvedev.

Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) được thành lập năm 1973, được 11.000 tổ chức tài chính trên khắp thế giới sử dụng để gửi các lệnh thanh toán.

Ngày nay, SWIFT được coi là nền tảng của hệ thống tài chính toàn cầu. Việc một số ngân hàng Nga bị trục xuất khỏi SWIFT nghĩa là các ngân hàng này sẽ không thể thực hiện giao dịch với các tổ chức tài chính nước ngoài, tạo cú sốc với cả các công ty Nga và các đối tác nước ngoài của Nga, đặc biệt là những đối tác mua dầu mỏ, khí đốt Nga bằng đồng đô la.

Trong tuyên bố mới nhất, đại diện SWIFT nói đã nhận được yêu cầu của Mỹ, Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italia, Canada, Anh về việc ngắt nối tài chính với các ngân hàng Nga.

“Chúng tôi đang làm việc với nhà chức trách châu Âu để xác định rõ các ngân hàng nào của Nga sẽ bị ngắt khỏi SWIFT và chúng tôi sẽ tuân thủ các quy định”, tuyên bố cho biết.

SWIFT có trụ sở ở Thụy Sĩ, được điều hành bởi một hội đồng gồm 25 người. SWIFT cam kết tuân theo luật pháp của Bỉ cũng như các quy định của Liên minh Châu Âu (EU).

SWIFT từng trục xuất các ngân hàng Iran khỏi tổ chức vào năm 2021, do lệnh trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân. Iran mất một nửa doanh thu từ xuất khẩu dầu mỏ và 30% giao dịch ngoại tệ sau khi bị trục xuất, theo CNN.

Mỹ và Đức là hai quốc gia chịu thiệt hại lớn nếu các ngân hàng Nga bị trục xuất khỏi SWIFT, do các ngân hàng Mỹ và Đức thường có các giao dịch với ngân hàng Nga - Maria Shagina, thành viên Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, nói.

Trong khi đó, Nga cảnh báo sẽ ngừng cấp khí đốt, dầu mỏ và kim loại cho châu Âu nếu bị trục xuất khỏi SWIFT.

Vài năm trước, khi các nước thành viên NATO dọa cắt đứt Nga khỏi SWIFT, Moscow đã cảnh báo rằng đây là hành động tuyên chiến, theo báo Nga RT.

Cựu Thủ tướng Nga, Dmitry Medvedev năm 2019 từng nói rằng, việc trục xuất Nga khỏi SWIFT là “đòn giáng mạnh, tương đương với tuyên chiến”.

Nguồn: [Link nguồn]

Ukraine nói gì sau khi Nga tung video các binh sĩ vẫn còn sống trên đảo Rắn?

Các binh sĩ Ukraine làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Zmiinyi (đảo Rắn) có thể vẫn còn sống và đang bị Nga bắt làm tù binh, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT, CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN