Đối đầu Trump-Obama chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ

Nước Mỹ đang rơi vào tình cảnh “một nước hai vua” là cách báo Đức ám chỉ cuộc đối đầu giữa Barack Obama và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Đối đầu Trump-Obama chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ - 1

Càng gần đến ngày chuyển giao quyền lực, Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) lại càng bất đồng với quan điểm của Donald Trump.

Càng gần đến thời điểm ngày 20.1, chia rẽ giữa Tổng thống Mỹ đắc cử và người sắp mãn nhiệm càng trở nên sâu sắc, báo Đức Süddeutsche Zeitung nêu vấn đề.

Theo đó, trong khi ông Obama vẫn đang lãnh đạo đất nước và muốn giải quyết một số vấn đề cuối cùng thì Donald Trump cũng bắt đầu có những bước đi chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống mới.

Cả hai không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau trong tất cả các vấn đề. Như vậy, Mỹ đang rơi vào tình cảnh “một nước hai vua”, người này phản bác người kia về những lĩnh vực quan trọng, báo Đức viết.

Ví dụ điển hình nhất là khủng hoảng trong căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Obama ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, đe dọa áp đặt thêm lệnh cấm vận với cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Trong khi đó, ông Trump lại tuyên bố muốn cải thiện quan hệ Nga-Mỹ khi lên nắm quyền. Ông Trump cũng đặt câu hỏi liệu có đủ bằng chứng kết luận Nga can thiệp bầu cử Mỹ hay không.

Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Mỹ ở Moscow, Art Franczek nói trên Sputnik rằng, hành động gần đây của ông Obama rõ ràng đáp ứng mong muốn của các Nghị sĩ đảng Cộng hòa theo trường phái cứng rắn như John McCain hay Lindsey Graham.

“Ông Obama đang hành động trước Trump vì tỷ phú Mỹ sẽ theo đuổi chính sách hướng đến Nga khi nắm quyền, chuyên gia Franczek nói. “Ông Obama muốn đảm bảo rằng Trump không thể xóa bỏ cấm vận Nga một cách dễ dàng vì nếu như vậy, ông Trump sẽ phải đối đầu với cả cơ quan tình báo, mật vụ và nghị sĩ trong đảng”.

Đối đầu Trump-Obama chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ - 2

Donald Trump hối thúc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chờ đợi cho đến khi ông chính thức nhậm chức.

Một vấn đề khác trong cuộc đối đầu Obama-Trump là chính sách của Mỹ ở Trung Đông, báo Đức viết. Ông Obama ủng hộ Nghị quyết của Liên Hợp Quốc, gây bất lợi cho Israel.

Lần đầu tiên kể từ năm 1979, LHQ ra nghị quyết lên án chính sách phát triển các khu định cư của Israel trên lãnh thổ Palestine. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố bác bỏ nghị quyết, chỉ trích gay gắt chính quyền Obama vì đã không sử dụng quyền phủ quyết của thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.

Ngược lại, ông Trump lại công khai ủng hộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Tỷ phú Mỹ hối thúc Israel chờ đợi cho đến khi ông lên nắm quyền.

Sau khi bỏ phiếu kết thúc, ông Trump viết trên Twitter rằng, "mọi chuyện với Liên Hiệp Quốc sẽ khác" sau ngày 20.1.

Hai “Tổng thống Mỹ” cũng mâu thuẫn trong vấn đề hạt nhân. Ông Obama muốn cắt giảm vũ khí hạt nhân còn Trump lại khuyến khích “chạy đua vũ trang”.

Báo Đức nhận định, những mâu thuẫn, đối đầu như vậy rõ ràng là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Mỹ hiện đại.

Tuy vậy, đối đầu Obama-Trump trong giai đoạn chuyển giao quyền lực, về cơ bản sẽ không làm thay đổi được bất cứ điều gì. Ông Trump sẽ tuyên thệ và trở thành Tổng thống duy nhất của nước Mỹ vào ngày 20.1, báo Đức kết luận.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik ([Tên nguồn])
Donald Trump Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN