Đài Loan phô diễn tên lửa có thể tấn công Trung Quốc

Trong chuyến thăm đến căn cứ không quân Makung ở quần đảo Bành Hồ vào ngày 22.9, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đã được giới thiệu loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất Wan Chien, loại vũ khí có thể được dùng tấn công Trung Quốc đại lục nếu chiến tranh nổ ra.

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Wan Chien xuất hiện trong chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan.

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Wan Chien xuất hiện trong chuyến thăm của lãnh đạo Đài Loan.

Theo The Drive, tên lửa hành trình Wan Chien là vũ khí độc quyền trang bị trên các chiến đấu cơ F-CK-1C/D, triển khai tại căn cứ Makung.

Trong chuyến thăm, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ca ngợi lực lượng không quân đóng quân ở đảo Bành Hồ vì những nỗ lực ngăn chặn máy bay Trung Quốc ở eo biển.

“Tôi đã biết về các hành động khiêu khích của các máy bay Trung Quốc trong những ngày gần đây. Nhiệm vụ của các bạn ở tuyến đầu ở Bành Hồ rất nặng nề”, bà Thái phát biểu tại căn cứ Makung.

Lãnh đạo Đài Loan đến thăm căn cứ không quân ở nơi đầu tiên đối phó Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

Lãnh đạo Đài Loan đến thăm căn cứ không quân ở nơi đầu tiên đối phó Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

Đáng chú ý nhất trong chuyến thăm của bà Thái là hình ảnh tên lửa hành trình không đối đất Wan Chien. Loại vũ khí này được phóng từ chiến đấu cơ, đủ sức tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc đại lục.

Quần đảo Bành Hồ với 64 hòn đảo lớn nhỏ, nằm ở trung tâm eo biển Đài Loan, là tuyến đầu phòng thủ của Đài Loan nếu xung đột với Trung Quốc đại lục nổ ra.

Dĩ nhiên là trước khi có thể phóng tên lửa tấn công Trung Quốc đại lục, các chiến đấu cơ Đài Loan ở Bành Hồ phải sống sót trước đòn tấn công bằng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm xa của quân đội Trung Quốc.

Theo Reuters, các sĩ quan và phi công Đài Loan trực chiến ở căn cứ Makung phải sẵn sàng cất cánh, ngăn chặn máy bay Trung Quốc trong 5 phút kể từ khi có lệnh.

Căn cứ không quân Makung trên đảo Bành Hồ.

Căn cứ không quân Makung trên đảo Bành Hồ.

Một sĩ quan tại căn cứ nói với bà Thái rằng các chiến đấu cơ “xuất kích hàng ngày” để phản ứng trước các hoạt động khiêu khích của máy bay Trung Quốc.

Trong thời bình, các tên lửa Wan Chien trên đảo Bành Hồ đóng vai trò răn đe. Trong thời chiến, các tên lửa này sẽ được sử dụng hàng loạt để đáp trả đợt tấn công của quân đội Trung Quốc. Mục tiêu của tên lửa Wan Chien rất có thể là sân bay, cảng biển, cơ sở tên lửa và trạm radar của quân đội Trung Quốc.

Tên lửa giúp chiến đấu cơ Đài Loan tung đòn tấn công ở ngoài phạm vi hoạt động của hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc.

Các tên lửa Wan Chien lần đầu xuất hiện năm 2018, có tầm bắn 250km, dẫn đường bằng định vị GPS. Tên lửa Wan Chien còn có nghĩa là “10.000 lưỡi kiếm”, được trang bị nhiều đầu đạn khác nhau như đầu đạn nổ, đầu đạn xuyên giáp và các đầu đạn khác.

Chiến đấu cơ F-CK-1C/D trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Wan Chien.

Chiến đấu cơ F-CK-1C/D trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất Wan Chien.

Bên cạnh tên lửa Wan Chien, các tướng lĩnh Đài Loan còn giới thiệu cho bà Thái các tên lửa tấn công mặt đất khác như tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Các tên lửa này được trang bị trên các chiến đấu cơ F-16.

Bà Thái đến thăm căn cứ không quân trong bối cảnh căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc đang lên tới mức cao hơn bao giờ hết.

Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối dữ dội, liên tục đưa các chiến đấu cơ áp sát Đài Loan, tập trận quân sự rầm rộ phản đối chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đến Đài Bắc. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời, sớm muộn cũng phải trở về với đại lục, dù có thể phải dùng đến vũ lực.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc hành động ngăn kịch bản Mỹ, Đài Loan rải mìn phong tỏa eo biển

Để đối phó với nguy cơ các máy bay, tàu chiến Mỹ rải hàng loạt mìn ở eo biển Đài Loan, ngăn Trung Quốc thu hồi hòn đảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Drive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN