Covid-19: Quốc gia tạm hoãn phong tỏa 8 ngày để người dân đón lễ hội

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Nằm trong số hàng trăm người đang chờ chuyến phà để rời thủ đô Dhaka ở Bangladesh, công nhân xây dựng thất nghiệp Mohammed Nijam biết có nguy cơ nhiễm Covid-19, nhưng anh cho rằng ở lại trong tình trạng phong tỏa còn rủi ro hơn.

Người dân Bangladesh đổ xô đi mua sắm trong dịp lễ hội từ 15-23.7.

Người dân Bangladesh đổ xô đi mua sắm trong dịp lễ hội từ 15-23.7.

“Hàng tháng tôi vẫn phải trả đủ các loại phí dù đang thất nghiệp”, Nijam nói, cho biết chủ nhà vẫn liên tục đòi tiền thuê trọ. “Tôi thà về quê và chờ xem mọi chuyện sẽ ra sao?

Nijam là một trong số hàng chục triệu người Bangladesh đổ xô đi mua sắm, đi du lịch hoặc đơn giản là quay trở về nhà, trong 8 ngày tạm hoãn lệnh phong tỏa gây tranh cãi để người dân đón lễ hội Eid-al Adha.

Quyết định tạm hoãn phong tỏa vấp phải sự chỉ trích của các chuyên gia y tế, cảnh báo đợt lây nhiễm ở Bangladesh sẽ chỉ càng tồi tệ hơn.

“Ngay bây giờ, hệ thống y tế Bangladesh đã rất kiệt quệ”, Be-Nazir Ahmed, một chuyên gia sức khỏe cộng đồng, cựu giám đốc cơ quan Y tế của chính phủ, nói. “Nếu tình hình tồi tệ hơn, đối phó với khủng hoảng Covid-19 là điều không thể”.

Do biến thể Delta từ quốc gia láng giềng Ấn Độ lây lan, Bangladesh đã áp đặt lệnh phong tỏa từ ngày 1.7, đóng cửa tất cả loại hình kinh doanh không thiết yếu ở thủ đô Dhaka.

Người dân được yêu cầu không ra ngoài nếu không thật sự cần thiết. Binh sĩ quân đội liên tục tuần tra trên đường phố và đã bắt hàng ngàn trường hợp vi phạm.

Ngay cả khi đã phong tỏa, Bangladesh vẫn ghi nhận khoảng 11.000 ca nhiễm mỗi ngày và khoảng 200 ca tử vong. Hôm 18.7, Bangladesh ghi nhận 11.758 ca nhiễm mới và 225 ca tử vong.

Cảnh tượng nhộn nhịp ở thủ đô Dhaka, Bangladesh.

Cảnh tượng nhộn nhịp ở thủ đô Dhaka, Bangladesh.

Bất chấp cảnh báo từ các chuyên gia và với chỉ 4 triệu trong tổng số 160 triệu dân tiêm vaccine, Bangladesh vẫn tạm hoãn phong tỏa từ ngày 15 đến 23.7.

Người dân được phép đi lại tự do, các cửa hàng mở cửa trở lại để đón lễ hội truyền thống, vốn là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế.

“Người dân vẫn cần cảnh giác, đeo khẩu trang và tuân thủy các chỉ dẫn sức khỏe”, chính phủ Bangladesh cho biết.

Farhad Hossain, quan chức chính phủ Bangladesh, nói cần hoãn phong tỏa để thúc đẩy các loại hình kinh doanh trong dịp lễ hội.

Kết quả là người dân thủ đô Dhaka đổ xô đến các trung tâm mua sắm và các điểm du lịch nổi tiếng để đi nghỉ mát, mua sắm. Số khác tìm đường về quê nhà bằng xe khách hoặc trên các chuyến phà.

Hồi tháng 5, khoảng 10 triệu trong tổng số 20 triệu dân rời thủ đô Dhaka để đón lễ hội. Lần này, giới chức Bangladesh ước tính con số tương tự.

Những người như Mohammed Nijam, tận dụng cơ hội để về quê nhà nếu không muốn tiếp tục mắc kẹt ở Dhaka. Trong khi đó, Shah Alam, một kỹ thuật viên nha khoa, chọn cách đi mua sắm trong đám đông.

“Khi chính phủ hoãn phong tỏa trong vài ngày, tôi đi mua sắm và dĩ nhiên vẫn tuân thủ các hướng dẫn về y tế”, Alam nói.

Chuyên gia Ahmed nói điều đáng lo ngại là dòng người từ thành phố đổ đồn về quê nhà có thể tiềm ẩn nguy cơ phát tán Covid-19.

Ước tính có 30-40 triệu người tham gia cầu nguyện tại nhà thờ hoặc tại các cánh đồng trên toàn quốc vào ngày lễ hội 21.7.

Lễ hội Eid-al Adha có thể là sự kiện siêu lây nhiễm giống như những gì từng xảy ra ở Ấn Độ và nay là Indonesia. “Chúng ta có thể không tránh được thảm họa”, Ahmed nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyên nhân khiến quốc gia láng giềng của Ấn Độ chìm trong đợt lây nhiễm Covid-19 tồi tệ

Sự lây lan nhanh chóng của virus đã làm dấy lên những lo ngại rằng Nepal đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - AP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN