"Bộ tứ" của Mỹ có gì ghê gớm mà Trung Quốc phải "sục sôi"?

Giới chuyên gia nhận định, sự xuất hiện của "Bộ tứ" gồm Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản - Australia đang trở thành thách thức lớn trước chiến lược bá chủ khu vực của Trung Quốc.

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hôm 13/11, Bắc Kinh đã có những phản ứng thận trọng sau cuộc gặp đầu tiên của "Bộ tứ", liên minh giữa Mỹ và 3 nước Ấn Độ, Nhật Bản và Australia bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra ở Manila trước đó một ngày. Giới chuyên gia nhận định, Bắc Kinh hiện đang lo ngại về khả năng "Bộ tứ" sẽ kiềm chế "các kế hoạch chiến lược" của quốc gia này ở châu Á - Thái Bình Dương.

Phản ứng trước cuộc họp của "Bộ tứ" gồm Mỹ - Ấn Độ - Nhật Bản – Australia, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nhấn mạnh, chương trình hợp tác trong khu vực không nên bị chính trị hóa hoặc mang tính ngăn chặn.

"Bộ tứ" của Mỹ có gì ghê gớm mà Trung Quốc phải "sục sôi"? - 1

Sự xuất hiện của "Bộ Tứ" khiến Trung Quốc lo lắng.

Cuộc gặp hôm 12/11 của "Bộ tứ" là cuộc họp đầu tiên của liên minh 4 bên vốn được Nhật Bản khởi xướng cách đây 10 năm.

Theo giới quan sát, cuộc họp của "Bộ Tứ" đã một lần nữa nhấn mạnh sự nghi ngờ và lo lắng của các nước láng giềng Trung Quốc khi mà nhà lãnh đạo Tập Cận Bình theo đuổi tham vọng biến Trung Quốc trở thành bá chủ khu vực. Sự xuất hiện của Bộ Tứ còn thể hiện cuộc đua khốc liệt giữa Bắc Kinh và Washington trong chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Cuộc họp của "Bộ Tứ" diễn ra trong bối cảnh Mỹ dường như đang thay đổi trọng tâm chiến lược thông qua việc Tổng thống Donald Trump sử dụng thuật ngữ "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương" trong chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Mỹ tới châu Á. Thuật ngữ này cho thấy, các cam kết ngoại giao và an ninh của Mỹ đã được mở rộng vượt qua cả khu vực Thái Bình Dương cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của Ấn Độ khi phải đối mặt với một đối thủ mạnh hơn là Trung Quốc.

Dù Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gợi ý thành lập "Bộ Tứ" vào năm 2007 nhưng do mối quan hệ ràng buộc với Trung Quốc mà Ấn Độ và Australia từng do dự tham gia liên minh này. 

Tuy nhiên, cả Ấn Độ và Australia đã thay đổi quan điểm sau khi Bắc Kinh tuyên bố theo đuổi "Sáng kiến Vành đai và Con đường". Sáng kiến của Trung Quốc được xem là lời thách thức trước trật tự thế giới do Mỹ thiết lập cũng như thể hiện chiến lược mở rộng bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Thêm vào đó, cuộc đối đầu căng thẳng suốt hơn 2 tháng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở vùng tranh chấp Doklam hồi đầu năm nay đã khiến New Delhi "bừng tỉnh".

Trong cuộc họp bên lề hội nghị thượng đỉnh ASEAN, "Bộ Tứ" đã thống nhất hợp tác vì "một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và thịnh vượng".

Sự thật đằng sau các thỏa thuận trị giá 250 tỷ USD của Mỹ - Trung

Các thỏa thuận thương mại song phương trị giá 250 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu - Lược dịch (Infonet)
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN