Biển Đông: Vì sao Philippines bất ngờ giữ lại hiệp ước quân sự với Mỹ?

Việc Philippines bất ngờ đảo ngược quyết định hủy bỏ Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ cho thấy những tính toán sâu xa của Manila trước những yêu sách ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, theo các chuyên gia.

Philippines ngày càng cảnh giác trước những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (ảnh: Sohu)

Philippines ngày càng cảnh giác trước những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông (ảnh: Sohu)

Hôm 2.6, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin thông báo, Tổng thống Rodrigo Duterte đã đình chỉ việc hủy Hiệp ước các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. Tuy nhiên, ông Locsin không cho biết cụ thể nguyên nhân của quyết định trên.

Giới chuyên gia cho rằng, động thái này thể hiện sự thay đổi trong lập trường của Philippines trước những hành động gây hấn đang có chiều hướng gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian gần đây.

Thêm vào đó, Philippines cũng đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế khi muốn nâng cấp năng lực chiến đấu của lực lượng hải quân nước này.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2016, ông Duterte đã nhiều lần công khai ý định hạ cấp quan hệ với Mỹ và nhích gần hơn về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, trong tình hình căng thẳng hiện tại, Tổng thống Philippines buộc phải thay đổi suy nghĩ của mình trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.

“Sự thay đổi quan điểm của Philippines là không đáng ngạc nhiên. Trung Quốc thời gian gần đây đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm củng cố những yêu sách phi pháp của họ ở Biển Đông – vùng biển giàu tài nguyên, chiếm 30% dòng chảy thương mại thế giới”, Richard Javad Heydarian – chuyên gia phân tích tại Manila – nhận định.

Tàu cá Philippines (ảnh: Reuters)

Tàu cá Philippines (ảnh: Reuters)

Bằng yêu sách “đường lưỡi bò”, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tới 80% diện tích Biển Đông. Gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động của các tàu chiến, máy bay ở Biển Đông nhằm uy hiếp các nước trong khu vực.

Trung Quốc cũng được cho là đang âm mưu triển khai kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không mới ở Biển Đông. Tháng trước, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, tàu chiến Trung Quốc đã chĩa súng laser vào tàu khu trục Philippines.

Lucio Blanco Pitlo III – chuyên gia phân tích an ninh châu Á – cho rằng, ông Duterte dường như vẫn cảm thấy liên minh với Mỹ là rất quan trọng trong việc đối phó những yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

Năm ngoái, Mỹ và Philippines đã tổ chức 281 cuộc tập trận chung. Trong khi đó, Philippines rất hiếm khi tập trận chung với Trung Quốc.

Theo ông Derek Grossman – chuyên gia phân tích quân sự cao cấp của Rand Corporation (Mỹ) – Philippines vẫn có thể chấm dứt VFA nhưng không thể là vào thời điểm này. Điều đó cho thấy, Philippines vẫn cho rằng quan hệ an ninh với Mỹ là điều kiện quan trọng để ngăn chặn Trung Quốc.

Collin Koh Swee Lean – chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore – cho rằng, ý định tự lực quốc phòng của Manila bị ảnh hưởng nghiêm trọng do kinh tế suy thoái, ngân sách thâm hụt bởi đại dịch.

“Trong tương lai gần, chi tiêu cho quốc phòng của Philippines sẽ bị ảnh hưởng. Việc giữ lại VFA có thể đóng vai trò “bảo hiểm” cho Manila trước sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông Collin Koh nói.

“Động thái mới nhất từ Philippines cũng gửi một thông điệp tới Bắc Kinh rằng họ vẫn rất quan tâm đến tình hình Biển Đông và nhắc nhở Trung Quốc không nên cố tình gia tăng căng thẳng”, ông Collin Koh nhận xét.

Philippines thấy liên minh với Mỹ là quan trọng trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

Philippines thấy liên minh với Mỹ là quan trọng trước những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)

“Không có Philippines Mỹ vẫn có thể tiếp cận Biển Đông từ Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Philippines rõ ràng vẫn là gần Biển Đông nhất, Mỹ có thể phản ứng nhanh trước các hành động của Trung Quốc từ quốc gia này.

Trước sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Washington cũng không muốn đánh mất đồng minh lâu năm”, ông Collin Koh bày tỏ quan điểm.

Dai Fan – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Philippines tại Đại học Tế Nam (Trung Quốc) – cho biết, mặc dù rất thất vọng với quyết định của Manila song Bắc Kinh đã lường trước được tình huống này.

“Việc đảo ngược quyết định chấm dứt VFA của Philippines không làm chúng tôi ngạc nhiên. Tuy nhiên, chúng tôi không mong nó đến sớm như vậy”, Dai Fan nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc vừa ”xuống nước”, nhưng căng thẳng Mỹ - Trung liệu có hạ nhiệt?

Việc Mỹ cấm các hãng hàng không vận chuyển hàng khách của Trung Quốc bay đến nước này kể từ ngày 16.6 là dấu hiệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN