Những dịch bệnh kỳ quái nhất lịch sử nhân loại

Trong khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, cùng nhìn lại những dịch bệnh kỳ quái nhất từng xảy ra trong lịch sử loài người.

1. Dịch nhảy (khiêu vũ) năm 1518

Dịch nhảy xảy ra tại Strasbourg (Pháp) vào tháng 7.1518.

Sự bùng phát của dịch nhảy bắt đầu khi một người phụ nữ tên là Troffea bắt đầu nhảy múa cuồng nhiệt trên một con phố ở Strasbourg.

Khoảng 400 người đã nhảy múa trong nhiều ngày mà không nghỉ ngơi. Nhiều người đã tử vong vì lên cơn đau tim, đột quỵ hoặc kiệt sức. Một số tài liệu còn lưu trữ tại Strasbourg cho thấy, dịch bệnh này đã giết chết khoảng 15 người mỗi ngày.

Dịch nhảy múa (tranh minh họa: History)

Dịch nhảy múa (tranh minh họa: History)

Các tài liệu lịch sử bao gồm các ghi chép của bác sĩ, nhà thờ tại thành phố cũng không lý giải được nguyên nhân dịch nhảy xảy ra.

“Trong cơn điên loạn của họ, mọi người tiếp tục nhảy múa cho đến khi họ bất tỉnh và nhiều người đã chết”, một số tài liệu lịch sử chép lại.

Ngày nay, các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng, những người nhiễm dịch nhảy đã bị ngộ độc thực phẩm do ăn lúa mạch hỏng, dẫn đến hoang tưởng và ảo giác.

2. Dịch cười tại Tanzania năm 1962.

Dịch cười bắt đầu bùng phát tại một trường nữ sinh của nước Tanzania. Ngày 30.1.1962, tại một trường nữ sinh do các nữ tu quản lý ở Kashasha, Tanzania, 3 nữ sinh bắt đầu cười.

Tuy nhiên, khác với những lần cười đùa kết thúc sau vài phút, 3 nữ sinh trên vẫn cười liên tục và nhanh chóng lây lan ra toàn trường, kéo dài nhiều giờ, thậm chí hàng tuần.

Triệu chứng bệnh được ghi lại trong các tài liệu chỉ vỏn vẹn là cười kéo dài hàng chục phút, thậm chí là đến vài giờ.

Những dịch bệnh kỳ quái nhất lịch sử nhân loại - 2

Nhiều học sinh đã cười không ngừng nghỉ tại Tanzania (ảnh: Daily Star)

Dịch cười lây lan nhanh chóng và suốt từ tháng 1 – 5.1962, khoảng 1.000 người Tanzania, trong đó có 217 học sinh đã bị nhiễm dịch cười và 14 trường học phải đóng cửa.

Ông Christian Hempelmann, chuyên gia y tế đến từ Đại học Purdue (Mỹ) cho biết, dịch cười có thể liên quan đến sự căng thẳng thần kinh của những học sinh tại Tanganyika khi quốc gia này mới giành được độc lập (năm 1961).

“Đây có thể là trạng thái căng thẳng tâm lý tập thể xảy ra ở những người có địa vị thấp trong xã hội. Tiếng cười là cách họ thể hiện một trạng thái tâm lý bất ổn”, ông Christian Hempelmann cho biết.

3. Dịch thiên thạch

Năm 2007, một thiên thạch đã rơi xuống làng Carancas tại Peru và phát ra luồng khí vô cùng độc hại. Người dân sống tại Carancas, cách thủ đô Lima khoảng 1.300 km về phía Nam cho biết, họ thấy một quầng lửa từ trên trời rơi xuống.

Ngay sau khi thiên thạch rơi xuống, nhiều dân làng Carancas đã ngửi thấy một mùi rất kinh khủng mà họ chưa từng ngửi qua.

Họ kéo nhau tìm kiếm và phát hiện một cái hố có đường kính 30m, sâu 6m. Mảnh thiên thạch không thấy đâu, nhiều người cho rằng nó đã đâm sâu vào lòng đất.

Hố thiên thạch rơi tại Peru (ảnh: Daily Star)

Hố thiên thạch rơi tại Peru (ảnh: Daily Star)

Nhiều người dân và du khách đã kéo nhau tới xem thiên thạch và nhiều người trong số họ ngã bệnh.

Trả lời phỏng vấn, ông Jorge Lopez, một quan chức địa phương khi đó cho biết, có một mùi hôi nồng nặc và nó ảnh hưởng đến nhiều cộng đồng dân cư.

Hơn 500 hộ gia đình sống gần khu vực thiên thạch rơi đã gặp phải các triệu chứng nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa. 12 người đã rơi vào tình trạng nguy kịch, cần được thở máy oxy và truyền nước.

4. Dịch ngủ tại Kazakhstan

Năm 2013, cư dân tại một ngôi làng ở Kazakhstan đã không thể ngừng ngủ suốt một thời gian dài.

Dịch ngủ khiến các cư dân tại một ngôi làng ở miền bắc Kazakhstan thường xuyên ngủ gà gật suốt nhiều ngày liên tục. Căn bệnh lạ không chỉ khiến người dân địa phương mà cả nhà chức trách và các bác sĩ vô cùng lo lắng.

Nhiều dân làng đã ngủ li bì suốt nhiều ngày liên tục và không thể thức lâu hơn vài phút.

Một bệnh nhân nhiễm dịch ngủ tại Kazakhstan (ảnh: Taringa)

Một bệnh nhân nhiễm dịch ngủ tại Kazakhstan (ảnh: Taringa)

Các nhà chức trách tại Kazakhstan cho biết, ước tính có khoảng hơn 100 người nhiễm dịch ngủ, 60 người đã phải nhập viện.

Ngoài việc ngủ lì nhiều ngày liên tục, những người này cho biết họ còn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và gặp các vấn đề về trí nhớ, một số người thậm chí còn bị ảo giác nặng.

Các nhà khoa học ngày nay cho rằng, phóng xạ tại các mỏ Uranium gần ngôi làng có thể là nguyên nhân dẫn đến dịch ngủ.

5. Dịch đổ mồ hôi

Dịch bệnh đổ mồ hôi, còn được gọi là “mồ hôi Anh” (English Sweat) là một dịch bệnh bí ẩn và dễ lây lan, xuất hiện ở Anh lần đầu vào năm 1485.

Tỷ lệ tử vong của dịch đổ mồ hôi là 95-100%. Năm 1528, trong đợt bùng phát lần thứ tư, dịch “mồ hôi Anh” đã giết chết khoảng 15.000 người ở London sau 6 tuần và lan rộng khắp nước Anh.

Năm 1551 dịch bệnh bùng phát lần cuối tại Anh và biến mất không rõ nguyên nhân.

Dịch đổ mồ hôi (ảnh: Daily Star)

Dịch đổ mồ hôi (ảnh: Daily Star)

Dịch mồ hôi bắt đầu với những cơn ớn lạnh, chóng mặt và đau đầu, đau khớp, tim đập nhanh, đôi khi có triệu chứng bị chuột rút. Sau 3 giờ, người nhiễm bệnh bị sốt cao và ra rất nhiều mồ hôi, mê sảng.

Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra trong 24 giờ đầu, nếu người nhiễm bệnh vẫn còn sống sót qua ngày thứ hai, thì thường là sẽ hồi phục.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỹ: Vì sao nhiều bác sĩ không dám lấy dịch mũi người nghi mắc Covid-19 để xét nghiệm?

Bất chấp biện pháp hợp tác xét nghiệm Covid-19 công – tư mà Nhà Trắng đưa ra, nhiều bác sĩ tại Mỹ cho biết, họ không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vương Nam – Daily Star, History, BBC ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN