Bí ẩn đằng sau "thành phố mất tích" lộ ra dưới đáy hồ cạn nước

Tàn tích thành phố cổ hơn 3.400 năm tuổi Zakhiku nổi lên khi hồ Mosul (thuộc Iraq) cạn nước khiến nhiều người tò mò. Không ít người đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của thành phố này và vì sao nó tồn tại được dưới đáy hồ nước cho tới ngày nay?

Tàn tích thành phố cổ Zakhiku hiện ra giữa hồ Mosul (ảnh: CNN)

Tàn tích thành phố cổ Zakhiku hiện ra giữa hồ Mosul (ảnh: CNN)

Hồi tháng 6, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin, các nhà khảo cổ đang chạy đua với thời gian để khai quật tàn tích thành phố Zakhiku giữa lòng hồ Mosul. Đây là một trong những trung tâm nổi tiếng nhất của đế chế Mittani cổ đại.

Theo các nhà khảo cổ, Mittani là đế chế lớn mạnh, cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn trải dài từ biển Địa Trung Hải đến miền Bắc Iraq trong suốt khoảng thời gian từ năm 1550 đến 1350 TCN.

Theo Al Jazeera, cách đây khoảng 3.800 năm trước, người dân và các thương nhân ở Zakhiku đã chờ đợi những cây gỗ lớn được đốn hạ từ vùng Mesopotamia (ngày nay thuộc lãnh thổ của Iraq, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria) thả trôi theo dòng sông Tigris. Khi các cây gỗ trôi đến Zakhiku, chúng được thu gom và sử dụng để xây dựng thành phố hoặc buôn bán.

Được xây dựng bởi đế chế Mittani, thành phố Zakhiku án ngữ tuyến đường giao thương quan trọng, kết nối Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập ngày nay. Từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, các thương nhân giàu có, vận chuyển vàng, bạc, đồng và lạc đà đến Zakhiku để buôn bán. Tuyến đường thông thương qua Zakhiku giúp họ tránh được nạn trộm cướp.

Nhiều bí ẩn về đế chế cổ đại Mittani đến nay vẫn chưa được giải mã (ảnh: Al Jazeera)

Nhiều bí ẩn về đế chế cổ đại Mittani đến nay vẫn chưa được giải mã (ảnh: Al Jazeera)

Sau khi mua bán hàng hóa ở Zakhiku, các thương nhân sẽ băng qua sông Tigris và tiếp tục đến những vùng đất khác để làm ăn. Giao thương phát triển mạnh đã biến Zakhiku trở thành một trong những thành phố giàu có nhất vùng Trung Đông.

Theo các nhà khảo cổ, đặc điểm kiến trúc của Zakhiku là những nhà kho rộng 6m, dài 8m. Chúng được sử dụng để cất trữ hàng hóa, lúa mì, lúa mạch, kim loại và gỗ. Dấu vết của những nhà kho tồn tại đến ngày nay cho thấy Zakhiku từng là một thành phố đông dân cư, có ngành thương mại phát triển mạnh.

Ở vùng Mesopotamia, người dân đã biết trồng lúa mì từ khoảng 10.000 năm trước và người dân trong thành phố Zakhiku coi lúa mì là cây lương thực chính. Cừu, bò dê và lợn cũng được nhiều hộ gia đình chăn nuôi.

Đặc biệt, người dân Zakhiku biết sử dụng đất sét để đúc ra những viên gạch vuông với kích thước 15cm x 15cm. Loại gạch này chịu nước khá tốt và được sử dụng để xây dựng nhiều công trình trong thành phố. Một số phiến đất sét ẩm được dùng để ghi chép lại những sự kiện ở Zakhiku và chúng tồn tại đến ngày nay.

Tuy nhiên, các cấu trúc bằng gạch đất sét không thể trụ vững trước một trận động đất mạnh xảy ra vào khoảng năm 1350 TCN. Trận động đất này đã phá hủy phần lớn Zakhiku đến mức người ta không muốn xây dựng lại nó.

Vào khoảng những năm 1.270 TCN - 1.250 TCN, người Assyria từ miền Bắc Iraq tấn công đế chế Mittani. Quân đội Assyria chiếm được Zakhiku nhưng quyết định bỏ hoang thành phố này. Mardaman – thành phố cách Zakhiku khoảng 25km – được xây mới, đặt dưới sự kiểm soát của Assyria.

Những phiến đất sét khắc ký tự kỳ lạ từ thành phố cổ Zakhiku (ảnh: CNN)

Những phiến đất sét khắc ký tự kỳ lạ từ thành phố cổ Zakhiku (ảnh: CNN)

Tàn tích của thành phố Zakhiku bị nhấn chìm dưới nước sau khi chính phủ Iraq cho xây dựng hồ chứa Mosul vào năm 1980. Kể từ đó, thành phố cổ hiếm khi lộ ra. Tuy nhiên, từ đầu năm nay, tình hình hạn hán kéo dài đã khiến hồ Mosul dần cạn nước và lộ đáy.

“Với những cuộc khai quật gần đây, người dân đã biết tới sự tồn tại của Zakhiku. Họ đến thăm nơi này nhiều hơn khi hình ảnh tàn tích thành phố được phát trên truyền hình. Người dân Iraq tìm hiểu về lịch sử Zakhiku và họ tự hào về nó”, Peter Pfalzner – chuyên gia khảo cổ thuộc Đại học Tubingen (Đức) đang làm việc ở di tích Zakhiku – nói.

Theo Al Jazeera, nếu rút cạn nước từ hồ Mosul, các nhà khảo cổ có thể tìm hiểu kỹ hơn về thành phố Zakhiku. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến hàng nghìn nông dân ở Iraq khổ sở. Mosul là hồ chứa nước lớn nhất và quan trọng nhất của Iraq.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc: Hạn hán làm lộ di tích trên sông, dân đua nhau đi đào ”kho báu”

Người dân ở thành phố Cám Châu, tỉnh Giang Tây (đông nam Trung Quốc) đang đổ xô đi đào cổ vật sau khi nắng nóng kỷ lục khiến 2 con sông khô cạn, lộ ra những di tích cổ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp - Al Jazeera ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN