Báo Trung Quốc nêu vấn đề cần cải thiện với lực lượng lính thủy đánh bộ 

Một bài học lớn đối với Trung Quốc đó là cần cải thiện năng lực phòng không cho lực lượng lính thủy đánh bộ, đặc biệt trong các chiến dịch quân sự cần đổ bộ lên đảo, một tạp chí quân sự Trung Quốc nhận định.

Lính thủy đánh bộ Trung Quốc trong một cuộc tập trận.

Lính thủy đánh bộ Trung Quốc trong một cuộc tập trận.

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, hải quân Nga dù chiếm ưu thế hoàn toàn nhưng vẫn gặp phải một số tổn thất nhất định. Giữa tháng 4, Nga xác nhận soái hạm Moskva bị chìm do sự cố, trong khi Ukraine nói con tàu trúng tên lửa chống hạm.

Tạp chí Trung Quốc Thương thuyền và Chiến thuyền nêu vấn đề cần cải thiện là năng lực phòng không và đánh chặn tên lửa để đảm bảo khả năng chiến đấu hiệu quả của lực lượng lính thủy đánh bộ, đặc biệt là các đơn vị ở tuyến đầu.

Tạp chí Trung Quốc cho biết, quân đội Trung Quốc thường đặt trọng tâm vào các tàu nổi trong các sứ mệnh trên biển. Đây là phương pháp giúp nhanh chóng đưa vũ khí và các phương tiện quân sự vượt biển. 

Nhưng có một khoảng trống trong lĩnh vực phòng không và chống tên lửa khi các khí tài quân sự và binh sĩ đổ bộ trên bãi biển đối phương.

Kinh hạm Type 054 của hải quân Trung Quốc.

Kinh hạm Type 054 của hải quân Trung Quốc.

Theo tạp chí Trung Quốc, các đội tàu chiến hiện nay chỉ tập trung hỏa lực bảo vệ đội tàu đổ bộ. Khi tiến vào vùng biển ven bờ, năng lực phòng không và chống tên lửa của các tàu đổ bộ hiện rất yếu, kể cả trong trường hợp được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-10.

Nói cách khác, khi lực lượng lính thủy đánh bộ cùng khí tài quân sự đổ bộ ở bờ biển, các đội tàu chiến sẽ không có khả năng bảo vệ một cách hiệu quả vì khoảng cách xa.

“Hệ thống tên lửa phòng không HQ-16 trang bị trên tàu khinh hạm như Type 054A có tầm bắn 40km, cũng như cơ số đạn hạn chế, nên không hỗ trợ được lính thủy đánh bộ hiệu quả”, tạp chí Trung Quốc cho biết.

Type 054 là một trong những tàu chiến đa năng được Trung Quốc biên chế một cách rộng rãi.

Theo tạp chí Trung Quốc, các hệ thống pháo phản lực như Thunderbolt 2000 mà Đài Loan đang có hoặc sắp có như M142 HIMARS sẽ càng tạo ra thêm mối đe dọa với lực lượng lính thủy đánh bộ, trong trường hợp cần đổ bộ lên hòn đảo này. Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, nếu cần sẽ phải thu hồi bằng vũ lực.

Tạp chí Trung Quốc kết luận, quân đội cần phải đánh giá lại khả năng phòng không của các đơn vị tiền phương quân sự và nâng cao khả năng chiến đấu của các lực lượng này.

Người nhái Trung Quốc diễn tập chiến đấu.

Người nhái Trung Quốc diễn tập chiến đấu.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã tăng quân số lực lượng lính thủy đánh bộ, nâng cao năng lực đổ bộ chớp nhoáng và cải thiện chiến thuậtđổ bộ bờ biển. Nhưng lính thủy đánh bộ Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu tác chiến quy mô, cũng như vẫn để lộ nhiều sơ hở như năng lực phòng không còn hạn chế.

Mỹ hiện là quốc gia sở hữu lực lượng lính thủy đánh bộ hàng đầu trên thế giới, với quân số tương đương tất cả lính thủy đánh bộ của các quốc gia khác cộng lại, theo GlobalSecurity.org.

Lính thủy đánh bộ Mỹ được trang bị đầy đủ vũ khí của tất cả các binh chủng khác, gồm xe bọc thép, lựu pháo, pháo phản lực, tiêm kích tàng hình F-35, trực thăng tấn công hay máy bay tiếp nhiên liệu KC-130.

Năm 2020, lính thủy đánh bộ Mỹ đã ngừng biên chế xe tăng chủ lực M1 Abrams vì “các nhiệm vụ chiến đấu đổ bộ ngày nay không còn ưu tiên sử dụng xe tăng”.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ nay Trung Quốc sẽ 'thường xuyên' tổ chức tập trận quanh Eo biển Đài Loan

Từ nay trở đi, quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận “thường xuyên” ở phía Đông đường trung tuyến trên Eo biển Đài Loan, truyền hình nhà nước đưa tin, dẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN