Báo Mỹ: Vị thế của phương Tây trong xung đột ở Ukraine ngày càng suy giảm

Các quốc gia phương Tây càng né tránh việc thúc đẩy đàm phán chấm dứt xung đột, càng đánh mất vị thế trong vấn đề Ukraine đối với phần còn lại của thế giới, báo Mỹ Bloomberg nhận định.

Giao tranh ở Ukraine càng ngày tiêu hao vật tư và nhân lực, trong khi kết quả vẫn chưa rõ ràng.

Giao tranh ở Ukraine càng ngày tiêu hao vật tư và nhân lực, trong khi kết quả vẫn chưa rõ ràng.

Kể từ khi Ấn Độ trở thành Chủ tịch luân phiên của nhóm G20, hội nghị bộ trưởng tài chính và hội nghị bộ trưởng ngoại giao G20 đã diễn ra trong tháng 2 và đầu tháng 3. Trong cả hai hội nghị này, các bộ trưởng đều không đưa ra được tuyên bố chung, một phần do những bất đồng trong vấn đề xung đột ở Ukraine.

Theo Bloomberg, đây được coi là bước lùi đáng kể so với hội nghị G20 diễn ra ở Bali, Indonesia vào tháng 11/2022. Khi đó, phần lớn các nhà lãnh đạo G20 đã ra tuyên bố chung lên án cuộc xung đột.

Tại hai hội nghị cấp bộ trưởng G20 vừa qua, các đại diện Nga và Trung Quốc đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn. Các quốc gia trung lập ở châu Á và châu Phi cũng bắt đầu thay đổi quan điểm.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhận được ít nhiều sự ủng hộ khi có bài phát biểu mô tả phương Tây "hiếu chiến" và không ngừng hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Ngược lại, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có phần mờ nhạt, lặp đi lặp lại những câu nói quen thuộc, rằng Mỹ "sẽ hỗ trợ Ukraine đến khi nào có thể".

Năm ngoái, các nhà lãnh đạo châu Âu đã thành công trong việc phác họa Nga là quốc gia tạo ra mối nguy hiểm trong xung đột ở Ukraine. Hiện tại, cục diện xung đột có phần cân bằng hơn, Nga và Ukranie chủ yếu chỉ tập trung giao tranh ở Bakhmut, thành phố nhỏ thuộc tỉnh Donetsk, miền đông Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây khẳng định nỗ lực giữ Bakhmut, bất chấp những bất lợi ở tiền tuyến.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây khẳng định nỗ lực giữ Bakhmut, bất chấp những bất lợi ở tiền tuyến.

Những thông điệp như trước đây mô tả Ukraine nỗ lực đối phó cường quốc như Nga nay đã không còn hiệu quả, vì sự chênh lệch cán cân quân sự không còn lớn, Bloomberg nhận định.

Thế giới đang có xu hướng mong muốn lắng nghe nỗ lực "tìm kiếm hòa bình ở Ukraine" hơn là "hỗ trợ Ukraine bằng mọi giá".

Việc Trung Quốc tháng trước công bố đề xuất gồm 12 điểm nhằm thúc đẩy hòa bình, chấm dứt xung đột đã phản ánh điều này.

Theo báo Mỹ, xu hướng thay đổi không có nghĩa là Mỹ và phương Tây cần chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Nhưng về lâu dài, Mỹ và phương Tây cũng cần có những động thái thúc đẩy hòa bình, đưa các bên quay trở lại bàn đàm phán. Đây là điều Nga đang làm tốt hơn.

Thông điệp của Mỹ hiện tại vẫn là "hỗ trợ Ukraine đến khi nào có thể".

Thông điệp của Mỹ hiện tại vẫn là "hỗ trợ Ukraine đến khi nào có thể".

Nga luôn khẳng định sự sẵn sàng nối lại đàm phán, nhưng cho rằng Ukraine và phương Tây đứng sau hậu thuẫn đang không chấp nhận thỏa hiệp để tìm kiếm hòa bình.

Hôm 28/2, phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov nói Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn để ngỏ khả năng liên lạc với phương Tây để tìm giải pháp phù hợp cho vấn đề Ukraine mà vẫn đảm bảo Moscow hoàn thành mục tiêu đề ra.

"Chúng tôi ưu tiên giải quyết các vướng mắc một cách hòa bình, thông qua đàm phán. Nhưng nếu điều này là không thể thì có nghĩa là xảy ra xung đột quân sự, như chúng ta đang thấy hiện nay", ông Peskov nói.

Theo Bloomberg, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang là nhà lãnh đạo phương Tây duy nhất đưa ra quan điểm xung đột chỉ có thể kết thúc thông qua đàm phán và thỏa hiệp.

Ông Macron nói phương Tây cần quan tâm đến việc đảm bảo an ninh cho Nga vì "chưa có một cường quốc hạt nhân nào có thể bị buộc phải đầu hàng vô điều kiện".

Báo Mỹ đánh giá, phần còn lại của thế giới đang có quan điểm tương đồng với ông Macron, rằng cần thúc đẩy các giải pháp hòa bình cho vấn đề Ukraine, hướng tới một lệnh ngừng bắn.

Đàm phán thực chất không cần phải diễn ra ngay ngày mai, nhưng điều quan trọng là các bên cần nỗ lực hướng tới mục tiêu đó. Phương Tây cũng có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các cam kết vì hòa bình, Bloomberg kết luận.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ chỉ huy Ukraine ra quyết định về Bakhmut

Các chỉ huy quân sự cấp cao nhất của Ukraine ra quyết định chiến lược về Bakhmut trong bối cảnh quân đội Ukraine khép vòng vây và tấn công dữ dội thành phố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN