Báo Mỹ: Phương Tây gặp khó trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine

Cuộc xung đột quân sự ở Ukraine đã khiến công ty quốc phòng phương Tây chật vật trong việc đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị vũ khí, khôi phục các dây chuyền vốn đã ngừng hoạt động từ lâu.

Khác với Nga, phương Tây cho đến nay chưa đề ra tầm nhìn lâu dài để tăng cường sản xuất vũ khí.

Khác với Nga, phương Tây cho đến nay chưa đề ra tầm nhìn lâu dài để tăng cường sản xuất vũ khí.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại trên khắp châu Âu rằng quân đội phương Tây không có đủ đạn dược và thiết bị nếu xảy ra đụng độ với một cường quốc như Nga.

Một số loại vũ khí đặc biệt quan trọng đang thiếu hụt một cách đáng lo ngại. Hoạt động sản xuất vũ khí ở châu Âu đã tăng lên, nhưng các chuyên gia cảnh báo mức tăng này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu chứ chưa nói gì đến việc hỗ trợ Ukraine, báo Mỹ Business Insider cho biết.

Jan Kallberg, một thành viên cấp cao tại Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu mô tả châu Âu vốn không bận tâm đến việc sản xuất vũ khí. Số lượng đơn hàng ký với công ty quốc phòng tương đối thấp.

"Và đột nhiên các công ty quốc phòng châu Âu nhận thấy doanh số tăng đột biến, nhu cầu mà tôi có thể nói là lớn chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh Lạnh”, chuyên gia Kallberg nói.

Tháng 1/2024, quân đội Mỹ ký hợp đồng trị giá 50 triệu USD để khôi phục sản xuất phụ tùng cho lựu pháo M777 nhằm hỗ trợ Ukraine. Đây là đơn hàng đầu tiên được ký trong 5 năm qua.

Na Uy thông báo kế hoạch đẩy nhanh sản xuất các hệ thống phòng không NASAMS trước nhu cầu gia tăng ở châu Âu. Quân đội Mỹ cũng ký hợp đồng trị giá 1,9 tỷ USD với nhà sản xuất Lockheed Martin để sản xuất thêm các hệ thống pháo phản lực HIMARS.

Ở Đức, nhà sản xuất vũ khí Diehl có kế hoạch mở rộng sản xuất tên lửa phòng không IRIS-T trong khi Pháp đã ký hợp đồng để các công ty trong nước sản xuất thêm tên lửa phòng không Aster.

Do nhu cầu đối với tên lửa Patriot gia tăng, các nước châu Âu đã cùng hợp tác để sản xuất tới 1.000 quả đạn tên lửa Patriot kể từ đầu năm nay.

Lockheed Martin nói công ty đã đẩy mạnh đáng kể tốc độ sản xuất tên lửa Patriot, từ 350 quả/năm vào năm 2018 lên 550 quả/năm trong năm nay.

Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa phòng không vác vai trong xung đột ở vùng Donetsk.

Binh sĩ Ukraine sử dụng tên lửa phòng không vác vai trong xung đột ở vùng Donetsk.

Timothy Wright, chuyên gia về công nghệ tên lửa tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), nói quy mô sản xuất vũ khí của phương Tây dù tăng nhưng chưa đáp ứng đầy đủ. "Tôi không nghĩ chúng ta đã rút ra bài học ngay lúc này", ông nói.

Mỹ dường như hiểu rõ hạn chế nên đã thông báo ngừng nhận hợp đồng cung cấp tên lửa Patriot để ưu tiên hỗ trợ Ukraine. Mark Cancian, chuyên gia về chiến lược quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói đa số đơn hàng mới là các hệ thống phòng không.

Phương Tây đã ngừng đầu tư sản xuất hệ thống phòng không chung sau Chiến tranh Lạnh. Giờ đây, khi chứng kiến ​xung đột ở Ukraine, nhu cầu này đã quay trở lại.

Mattias Eken, chuyên gia về tên lửa tại tổ chức tư vấn quân sự RAND có trụ sở ở Mỹ, nói vũ khí phương Tây sản xuất sử dụng công nghệ và độ tin cậy cao. “Nhưng vấn đề là số lượng”, ông Eken nói, cho biết phương Tây vốn không thể sản xuất hàng loạt vũ khí trong thời gian ngắn.

Các quốc gia đồng minh phương Tây của Ukraine vừa muốn đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho Kiev, vừa bổ sung thêm vũ khí trong kho dự trữ. “Chỉ riêng về hệ thống phòng không, các nước phương Tây đều đồng tình là mức độ sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tốc độ sản xuất đã tăng nhưng vẫn có những giới hạn nhất định”, ông Cancian nói.

Giorgio Di Mizio, chuyên gia về không chiến tại Viện IISS, cho biết vấn đề nằm ở nhu cầu so với năng lực, chứ không phải là các quốc gia phương Tây không muốn chi tiêu.

“Sản xuất vũ khí mới cần thời gian. Các ngành công nghiệp phụ trợ cũng cần được đẩy mạnh tương ứng”, ông Di Mizio nói.

Theo chuyên gia Kallberg, ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây cần nhận được sự bảo đảm. “Nếu các công ty quốc phòng phương Tây mở thêm dây chuyền mới, tăng cường sản xuất vũ khí, liệu các chính phủ có thể đưa ra cam kết mua vào trong bao lâu?”, ông Kallberg nêu ví dụ.

Có lẽ các chính phủ phương Tây coi xung đột ở Ukraine là vấn đề ngắn hạn. Để phương Tây đẩy mạnh sản xuất vũ khí cần những cam kết mạnh mẽ hơn, ông Di Mizio nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN