Ấn Độ từ bỏ đóng tàu sân bay thứ ba, tập trung đối phó TQ ở biên giới

Hải quân Ấn Độ rất muốn đóng tàu sân bay thứ ba để “săn sẻ gánh nặng” với hai tàu sân bay hiện có nhưng các nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết ưu tiên hàng đầu hiện nay vẫn là vấn đề biên giới trên bộ với Pakistan và Trung Quốc.

Binh sĩ Ấn độ tuần tra dọc theo đường phân định LAC.

Binh sĩ Ấn độ tuần tra dọc theo đường phân định LAC.

Báo Ấn Độ The Hindu dẫn nguồn tin giấu tên trong chính phủ cho biết, quân đội Ấn Độ sẽ tập trung vào năng lực bảo vệ Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), ngăn chặn các hành động xâm nhập của Trung Quốc dọc biên giới.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung-Ấn đạt đến mức cao trào nhất kể từ năm 2017. Ấn Độ và Trung Quốc đang huy động lực lượng chốt chặn ở nhiều khu vực tranh chấp trong khi các tướng lĩnh quân đội hai bên tích cực đàm phán.

“Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có lực lượng lục quân mạnh, được yểm trợ bởi không quân, đủ sức đối phó các mối đe dọa trên bộ từ Trung Quốc và Pakistan”, nguồn tin cho biết. “Hải quân có thể duy trì sức mạnh ở Ấn Độ Dương mà không cần thêm một tàu sân bay. Kết hợp giữa các tàu cỡ nhỏ, tàu ngầm và mạng lưới trinh sát, tên lửa là đủ cho chiến lược này”.

So với năm ngoái, dự trù ngân sách quốc phòng của Ấn Độ có giảm nhẹ, từ mức 71,1 tỉ USD xuống còn 66,9 tỉ USD. Việc đóng mới tàu sân bay, chế tạo tiêm kích hạm, ước tính tiêu tốn đến 25 tỉ USD và được coi là canh bạc với nhiều rủi ro.

Hải quân Ấn Độ viện dẫn lý do cần thêm một tàu sân bay vì Trung Quốc đang tích cực đóng mới hàng loạt tàu sân bay, củng cổ sức mạnh trên biển.

Ấn Độ hiện sở hữu hai tàu sân bay cỡ nhỏ, lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn.

Ấn Độ hiện sở hữu hai tàu sân bay cỡ nhỏ, lượng giãn nước khoảng 40.000 tấn.

Bổ sung thêm một tàu sân bay giúp hải quân Ấn Độ giải phóng gánh nặng cho hai tàu Vikramaditya và Vikrant, vì chỉ một trong hai tàu này có thể sẵn sàng chiến đấu trong một thời điểm nhất định.

Tàu sân bay Ấn Độ dự định đóng mới có lượng giãn nước tiêu chuẩn 65.000 tấn, sử dụng hệ thống phóng hơi nước và không được trang bị động cơ hạt nhân.

“Chúng ta có cần đầu tư mạnh cho hải quân để đảm bảo chiến lược đối phó Trung Quốc hay không?”, nguồn tin trong chính phủ Ấn Độ nói. “Mỹ cần đến các tàu sân bay để bảo vệ lợi ích cốt lõi ở cách xa lãnh thổ. Nhưng chiến lược này không áp dụng với Ấn Độ trong tương lai gần”.

Trong quá khứ, các cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Pakistan đều xảy ra trên đất liền ở biên giới. Trong hai cuộc xung đột trên bộ năm 1965 và 1971, tàu sân bay Ân Độ cũng tham gia nhưng với vai trò rất hạn chế.

Đợt tấn công cảng Karachi của Pakistan năm 1971 thực tế do các tàu tên lửa Ấn Độ đảm nhận.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc và Ấn Độ điều 1 vạn quân tới khu vực tranh chấp

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều điều thêm quân tới khu vực biên giới đang tranh chấp sau một vài vòng đàm phán không thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Hindu ([Tên nguồn])
Tin tức Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN