Tỷ phú Phạm Nhật Vượng dồn thêm vốn cho "con cưng"

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Áp lực bán ở hầu hết các nhóm cổ phiếu khiến VN-Index giảm điểm mạnh.

Kết thúc phiên giao dịch 16/4, VN-Index giảm 8,54 điểm (-0,68%) xuống 1.238,71 điểm. HNX-Index giảm 3,01 điểm (-1,02%) xuống 293,11 điểm. UPCoM-Index giảm 0,91 điểm (-1,1%) xuống 81,79 điểm.

VN-Index giảm 8,54 điểm (-0,68%) xuống 1.238,71 điểm.

VN-Index giảm 8,54 điểm (-0,68%) xuống 1.238,71 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch trên cả 3 sàn đạt 1,35 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức 27.116 tỷ đồng, Khối ngoại vẫn bán ròng trên sàn HoSE trong đó tập trung vào các cổ phiếu như VHM, HPG, VNM...

Hầu hết cổ phiếu tại các nhóm ngành đều giảm, đặc biệt là các mã nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản – khu công nghiệp, dầu khí. Trong đó VNM, GVR và VCB tác động tiêu cực nhất tới thị trường khi lấy đi lần lượt 1,2; 1,18 và 1,17 điểm. Ở chiều ngược lại, một số mã cổ phiếu đóng vai trò nâng đỡ thị trường phiên hôm nay có  VIC, NVL, BCM, PDR, EIB, LPB.

Ngoài ra, cổ phiếu đầu cơ họ FLC cũng ủng hộ đà tăng của VN-Index. Cụ thể, ROS tăng trần lên 7.710 đồng/cp với thanh khoản đột biến hơn 101,7 triệu đơn vị. Đây là phiên kịch trần thứ 3 liên tiếp của ROS. FLC đóng cửa tăng 4,5% lên 13.850 đồng/cp.

Chốt phiên, VIC tăng tới 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,49%) lên mốc 143.000 đồng/cổ phiếu.

Chốt phiên, VIC tăng tới 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,49%) lên mốc 143.000 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu VIC hôm nay đóng góp tốt nhất cho thị trường khi mang lại cho VN-Index tới hơn 1,9 điểm. Chốt phiên, VIC tăng tới 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,49%) lên mốc 143.000 đồng/cổ phiếu. Toàn phiên có gần 3 triệu cổ phiếu VIC được nhà đầu tư trao tay. Đến hết phiên vẫn còn dư mua hơn 80.700 đồng và dư bán gần 25 nghìn cổ phiếu.

Hiện cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang tên đà tăng ấn tượng. Tính chung tuần qua mã cổ phiếu này đã tăng hơn 14% giá trị. Mức tăng tính theo tháng còn ấn tượng hơn với gần 35% giá trị.

Một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu VIC tăng mạnh mẽ trong thời gian qua chính là nhờ những thông tin liên quan đến CTCP TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast - thuộc tập đoàn Vingroup.  Bên cạnh thông tin doanh nghiệp này đang chuẩn bị IPO, mới đây thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, hãng sản xuất xe ô tô của Vingroup - CTCP TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast vừa tăng vốn điều lệ lên 42.497 tỷ đồng (tăng 4.881 tỷ đồng) vào giữa tháng 3.

VinFast là công ty thành viên có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ sinh thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

VinFast là công ty thành viên có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ sinh thái Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Đến thời điểm hiện tại, trong hệ sinh thái Vingroup, VinFast tiếp tục là công ty thành viên có vốn điều lệ lớn nhất.

Về cơ cấu cổ đông, Tập đoàn Vingroup là cổ đông lớn nhất của VinFast, nắm giữ 51,52% vốn điều lệ của công ty. Cổ đông tổ chức lớn thứ hai là CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam với tỷ lệ sở hữu 40,98%.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn Đầu tư Việt Nam là đơn vị do ông Phạm Nhật Vượng nắm cổ phần chi phối. Hiện cổ đông tổ chức này nắm giữ 32,52% vốn điều lệ của Tập đoàn Vingroup.

Ngoài hai tổ chức trên, cơ cấu cổ đông của VinFast còn có 4 cá nhân. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng là cổ đông lớn nắm giữ 5%. Hai thành viên khác trong gia đình ông Phạm Nhật Vượng sở hữu 1% và 0,5% vốn điều lệ của VinFast.

Nguồn: [Link nguồn]

Thiếu gia nhà bầu Hiển bất ngờ bán khối tài sản khủng

Thị trường điều chỉnh khiến VN-Index mất mốc quan trọng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN