Nuôi mộng làm giàu từ "cổ phiếu quốc dân", nhiều "đại gia" ôm lỗ nặng

Thị giá HPG cũng đã mất 35% tương ứng vốn hóa bị thổi bay gần 70.000 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán phiên sáng nay mở cửa trong sắc đỏ với áp lực điều chỉnh gần như phủ khắp các nhóm ngành.

Áp lực bán mạnh hơn về giữa phiên sáng với việc VN-Index giảm mạnh. Nhóm bất động sản là trụ đỡ lớn nhất của thị trường nhưng vẫn không cứu được chỉ số.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/7, VN-Index giảm 6,26 điểm (0,52%) xuống 1.188,50 điểm, HNX-Index giảm 3,46 điểm (1,2%) đạt 285,38 điểm, UPCoM-Index giảm 0,49 điểm (0,55%) lên 88,35 điểm.

VN-Index chìm trong sắc đỏ

VN-Index chìm trong sắc đỏ

VIC, VNM, VCB,.. tác động tích cực nhất lên chỉ số khi đóng góp vào lần lượt 0,77 điểm, 0,48 điểm và 0,47 điểm.

Ở chiều ngược lại, GAS, GVR và VPB là ba nhân tố tác động tiêu cực nhất đến Vn-Index khi lấy đi lần lượt 1,45 điểm, 0,68 điểm và 0,55 điểm.

Phiên này, thanh khoản tiếp tục giảm mạnh. Giá trị giao dịch chỉ còn 11,8 nghìn tỷ đồng.

HPG vẫn là cái tên nằm trong top 5 mã có tác động tiêu cực nhất đến chỉ số khi giảm 1,35%, chỉ còn 21.900 đồng/cổ phiếu.

HPG liên tục giảm mạnh từ đầu tháng 3 và có thời điểm đã chạm đáy 18 tháng vào ngày 20/6. HPG hiện giảm 55% so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái. Nếu chỉ tính riêng trong quý 2 vừa qua, thị giá HPG cũng đã mất 35% tương ứng vốn hóa bị thổi bay gần 70.000 tỷ đồng.

Chính điều này làm cho các nhà đầu tư lớn nhỏ thiệt hại lớn.

CEO Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long

CEO Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long

Chứng khoán Trí Việt (mã TVB) hiện đang ôm lỗ nặng nhất với HPG. Khoản đầu tư này được TVB để dưới dạng chứng khoán sẵn sàng bán (AFS) có giá gốc gần 197 tỷ đồng nhưng hiện tại giá trị khoản này chỉ còn chưa đến 112 tỷ đồng, tạm lỗ 85 tỷ đồng.

Chứng khoán SSI cũng đầu tư vào HPG với nguồn vốn gần 36 tỷ đồng nhưng đang tạm lỗ hơn 7 tỷ đồng. Chứng khoán Rồng Việt (mã VDS) cũng ghi lỗ gần 30 tỷ đồng.

Ngoài các CTCK, nhiều quỹ đầu tư cũng lỗ nặng với HPG điển hình như Ballad Fund thuộc SGI Capital, VEIL Dragon Capital, VinaCapital VOF,... cũng thường xuyên giữ HPG trong top 10 cổ phiếu tỷ trọng lớn nhất danh mục. Bên cạnh đó, các quỹ ETFs tham chiếu theo rổ VN30 đương nhiên cũng phải nắm một lượng HPG nhất định. Hầu hết các tổ chức trên đều có hiệu suất âm trong tháng 6 và cả 6 tháng đầu năm.

Công ty Hóa An (mã DHA) – một doanh nghiệp khai thác khoáng sản cũng sở hữu 2,54 triệu đơn vị HPG. Dù vậy, DHA dường như đã bắt trượt đáy HPG và phải trích lập dự phòng hơn 20 tỷ đồng.

Hiện tại, Hòa Phát đang dẫn đầu 3 sàn về tổng lượng cổ phiếu lưu hành với hơn 5,8 tỷ cổ phiếu và số cổ phiếu trôi nổi tự do (free float) cũng nhiều nhất với gần 3,2 tỷ đơn vị, được coi là cổ phiếu "quốc dân" của sàn chứng khoán.

Nguồn: [Link nguồn]

Tỉnh có đất rộng hàng đầu VN, tăng trưởng cực nhanh vượt cả Hà Nội, TPHCM 6 tháng đầu năm 2022

Mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh này cũng tăng lên trong những năm qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuyến Chi ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN