Nhờ động thái này, cổ phiếu "họ" FLC bất ngờ tăng kịch biên độ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Hơn 2 tháng sau cú "khủng hoảng" khiến cổ phiếu mất thanh khoản, giảm sàn liên tục, thì mấy phiên gần đây, "họ" FLC lại hút dòng tiền.

Hệ lụy từ việc bán “chui” hồi tháng 1, nhiều mã cổ phiếu trong "họ" FLC của đại gia Trịnh Văn Quyết đã quay trở lại dưới vùng mệnh giá. Trong khoảng thời gian khá dài, những mã cổ phiếu này không còn mấy mặn mà với giới đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường dao động ở biên độ hẹp, dòng tiền đã tìm đến nhóm cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và theo đó, "vua penny" là "họ" FLC đương nhiên không nằm ngoài xu hướng.

Đóng cửa phiên 17/3, hầu hết cổ phiếu thuộc "hệ sinh thái" FLC đều tăng giá. Trong đó, FLC tăng kịch biên độ trên sàn HoSE, thị giá đạt 13.650 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh "khủng" lên tới 41,55 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần hơn 3 triệu đơn vị.

Bên cạnh đó, KLF tăng 6% lên 7.100 đồng/cổ phiếu; KLF tăng 3,9% lên 6.620 đồng/cổ phiếu; ROS tăng 3,9% lên 8.530 đồng/cổ phiếu; AMD tăng 3,5% lên 7.110 đồng/cổ phiếu; ART tăng 1,9% lên 11.000 đồng/cổ phiếu.

Mới đây, FLC vừa đề xuất đầu tư Khu đô thị nghỉ dưỡng Smart Eco City tại xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh với quy mô 1.154 ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại vừa có thông báo về việc FLC đề xuất tham gia hợp tác nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng - một trong những dự án trọng điểm được lãnh đạo đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào quan tâm.

Theo báo cáo tài chính của FLC thì trong quý IV/2021, doanh thu thuần của tập đoàn này giảm tới 67% so với cùng kỳ, chỉ còn đạt 1.167 tỷ đồng và cũng là mức doanh thu thấp nhất hơn 5 năm qua. Lợi nhuận sau thuế 15 tỷ đồng, giảm đến 99% so với quý IV/2020.

Lũy kế cả năm 2021, FLC đạt doanh thu thuần 6.772 tỷ đồng, giảm 50% so với năm 2020. Lợi nhuận cả năm xấp xỉ 84 tỷ đồng, giảm 73% so với năm trước.

Nhận định phiên giao dịch ngày 18/3, các công ty chứng khoán cho rằng, dòng tiền vẫn duy trì tâm lý thận trọng và vùng giá hiện tại vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các dòng tiền lớn.

Theo Công ty CK BIDV (BSC), VN-Index có thể sẽ quay trở lại ngưỡng 1.470-1.475 điểm.

Thị trường giằng co trong biên độ 6 điểm suốt cả phiên 17/3 với thanh khoản khiêm tốn, cho thấy nhà đầu tư vẫn còn khá lưỡng lự với việc bắt đáy. Kết phiên, VN-Index chỉ tăng 2 điểm.

Dòng tiền dường như tiếp tục rời khỏi những cổ phiếu liên quan tới giá hàng hóa như dầu khí, thép, phân bón, than,… để chạy về với ngân hàng, bất động sản.

Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 9/19 ngành tăng điểm.

Theo BSC, trong những phiên tới, VN-Index có thể sẽ quay trở lại ngưỡng 1.470-1.475 điểm.

Ở góc nhìn tích cực hơn, Công ty CK MB (MBS) tin tưởng thanh khoản toàn thị trường sẽ tăng trở lại.

Thị trường tăng sang phiên thứ ba liên tiếp với biên độ hẹp khi dòng tiền “né” nhóm bluechips và giao dịch sôi động ở nhóm cổ phiếu nhỏ, đặc biệt là nhóm bất động sản.

Thanh khoản tuần này thấp khi nhà đầu tư thận trọng với các sự kiện có thể gây biến động đối với nhóm cổ phiếu bluechips như: Đáo hạn hợp đồng tương lai và các quỹ ETF cơ cấu.

Do vậy, dòng tiền dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu nhỏ để tìm kiếm cơ hội cũng đã nằm trong kịch bản dự phóng của nhà đầu tư tuần này.

“Chúng tôi cho rằng, dòng tiền sẽ tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu nhỏ và thanh khoản toàn thị trường sẽ tăng trở lại trong phiên ngày 18/3 khi các quỹ ETF hoàn tất hoạt động cơ cấu danh mục” – MBS nêu nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh biệt thự hơn 100 tuổi tại Thành phố Huế dự tính sẽ mời “thần đèn” di dời

Thừa Thiên Huế dự tính sẽ mời “thần đèn” Nguyễn Văn Cư di dời ngôi biệt thự cổ 26 Lê Lợi ra phía đối diện vị trí cũ, gần bờ sông Hương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN