Liên tục tăng trần, cổ phiếu "ông lớn" ngành vận tải biển tăng 180% từ đầu tháng 6

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Cổ phiếu "ông lớn" ngành vận tải biển nhiều lần tăng hết biên độ trong khoảng thời gian ngắn gần đây, đưa thị giá vượt mốc đỉnh lịch sử thiết lập vào tháng 8/2021.

Kết phiên 19/06, giá cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (UPCoM: MVN) tiếp tục một phiên tăng kịch trần lên 54,300 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh trong phiên gần 92 ngàn cp. 

Liên tiếp các phiên tăng trần, cổ phiếu MVN đang gây ấn tượng rất mạnh, tăng 180% chỉ trong thời gian ngắn từ đầu tháng 6 đến nay (từ 19.000 đồng/cp leo lên mức 54,300 đồng/cp).

Vốn hóa thị trường của VIMC cũng theo đó tăng mạnh chỉ sau chưa đầy 3 tuần, lên mức gần 65.263 tỷ đồng, cao nhất ngành cảng và vận tải biển. Con số này đã phá mốc giá đỉnh kỷ lục mà doanh nghiệp này từng đạt được hồi tháng 8/2021 là 50,700 đồng/cp.

Giá cước container tăng phi mã thời gian gần đây đã tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển

Giá cước container tăng phi mã thời gian gần đây đã tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển

Quý đầu năm 2024, VIMC ghi nhận doanh thu đạt 3.596 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 576 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 19% so với cùng kỳ 2023.

Được biết, VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của VIMC hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Được biết, đà tăng của cổ phiếu này cũng được hỗ trợ bởi giá cước container tăng phi mã thời gian gần đây. Theo dự báo của giới chuyên gia, giá cước vận tải có thể tiếp tục tăng khi xung đột khu vực biển Đỏ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhu cầu hàng hóa phục hồi và tình trạng thiếu container tại các cảng xuất lớn gây áp lực mạnh lên giá cước khi bước vào mùa cao điểm. Việc giá cước neo cao được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển.

Trên thị trường chứng khoán, dù có sự cải thiện tăng so với phiên trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên nên động lượng tác động để thay đổi xu hướng trước đó không lớn.

Điểm tích cực là VN-Index đảo chiều tăng điểm khi điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.270 điểm cho thấy ngưỡng hỗ trợ 1.264-1.270 điểm vẫn khá mạnh.

Nhận định thị trường phiên 20/6, các công ty chứng khoán, cho rằng, VN-Index có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại và không loại trừ khả năng biến động mạnh trong phiên kế tiếp vì đây là ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai tháng 6/2024.

CTCK Kiến Thiết Việt Nam (CSI) khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì quan điểm nắm giữ danh mục và chờ VN-Index test ngưỡng hỗ trợ trên để gia tăng thêm tỷ trọng ở những cổ phiếu trong danh mục đang có lợi nhuận.

CTCK Asean cũng lưu ý nhà đầu tư mở mua mới khi thị trường tái kiểm định. Trong bối cảnh giá trị bán ròng của khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở mức cao, việc VN-Index vẫn vững vàng giữ mốc MA20 là tín hiệu rất tích cực.

CTCK Asean kỳ vọng thị trường vẫn tiếp tục giữ được trạng thái cân bằng quanh vùng 1.270 điểm trong vài phiên tới và lực cầu sẽ gia tăng dần trở lại. “Do đó, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư cân nhắc mở mua mới khi thị trường tái kiểm định” - CTCK Asean lưu ý.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, chung cư dù đã hạ nhiệt về nhu cầu tìm kiếm nhưng do nguồn cung khan hiếm, đây vẫn là loại hình được chú ý và có thanh khoản lớn nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN