Kỷ lục chưa từng có gọi tên ông Trịnh Văn Quyết

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Với thanh khoản kỷ lục của FLC 135 triệu cổ phiếu trong phiên 10/1, không loại trừ khả năng ông Trịnh Văn Quyết đã bán ra ngay trong phiên đầu đăng ký.

Tập đoàn FLC (mã: FLC) đã có báo cáo lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE về việc giao dịch cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC.

Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10/1 đến 17/1. Mục đích được ông Quyết nêu là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh.

Nếu giao dịch diễn ra thành công ông Quyết sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% tương ứng 40,4 triệu đơn vị

Nếu giao dịch diễn ra thành công ông Quyết sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% tương ứng 40,4 triệu đơn vị

Trong cơ cấu cổ đông FLC, ông Trịnh Văn Quyết hiện là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ trực tiếp 215 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 30,34%.

Nếu giao dịch diễn ra thành công ông Quyết sẽ chỉ còn nắm giữ 5,7% tương ứng 40,4 triệu đơn vị.

Theo thống kê, kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm, FLC đạt doanh thu 5.694 tỷ đồng, giảm 43% và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 73,5 tỷ đồng. So với kế hoạch năm 2021, FLC mới chỉ hoàn thành 37% chỉ tiêu doanh thu và 8% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Dù các chỉ tiêu đều ở mức thấp, nhưng thời gian gần đây, FLC là một trong những cổ phiếu thu hút dòng tiền đầu cơ mạnh nhất thị trường với thanh khoản hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên.

Với gần 135 triệu cổ phiếu được giao dịch trong 1 phiên, FLC trở thành mã cổ phiếu có khối lượng giao dịch trong ngày lớn nhất trong lịch sử 21 năm thành lập thị trường.

Cũng trong phiên giao dịch ngày 10/1, có thời điểm FLC đã tăng trần lên 24.100 đồng/cp, nhưng kết phiên cổ phiếu này đã giảm 6,2% xuống 21.150 đồng. Dù vậy, so với cuối năm 2021, FLC vẫn ghi nhận mức tăng giá lên tới 17,5% và tăng 365% so với cuối năm 2020.

Kể từ đầu tháng 12, cổ phiếu này cũng đã tăng trên 60%, từ mức 14.000 đồng/cp lên mức 23.000 đồng/cp. Trong năm 2020, cổ phiếu FLC phần lớn thời gian nằm dưới ngưỡng 5.000 đồng/cp.

Hiện tại, FLC đang có 710 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy riêng lượng giao dịch trong phiên 10/1 lên tới 19% cổ phiếu của công ty. Không những vậy, thanh khoản FLC còn chiếm tới gần 10% thanh khoản sàn HoSE.

Cổ phiếu FLC tăng mạnh trong vài phiên gần đây trong bối cảnh tập đoàn này vừa khởi công Quần thể Du lịch Nghỉ dưỡng sinh thái FLC Phú Thọ tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với tổng vốn đầu tư ước tính 10.000 tỷ đồng trên quy hoạch gần 250 ha.

Cũng trong phiên giao dịch ngày 10/1, sau hơn 6 tháng sàn thông suốt với hệ thống giao dịch mới do Tập đoàn FPT phát triển (nâng giới năng lực xử lý lên 3 triệu lệnh/phiên), thị trường chứng kiến một phiên bảng giá sàn HOSE “đơ”, giá và khối lượng giao dịch các cổ phiếu đứng im, không nhảy trong khoảng nửa tiếng cuối phiên. Trong khi, bảng giá sàn chứng khoán Hà Nội và Upcom vẫn hoạt động bình thường.

Thị trường chứng khoán phiên ngày 10-1 giảm sâu vào cuối phiên

Thị trường chứng khoán phiên ngày 10-1 giảm sâu vào cuối phiên

Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 11/1, các chuyên gia, công ty chứng khoán cho rằng nhà đầu tư cần thận trọng, tránh dùng đòn bẩy tài chính khi thị trường đang có xu hướng điều chỉnh.

Công ty CK MB (MBS) cho rằng, mức biến động thị trường trong phiên ngày 10/1 diễn ra rất mạnh, nhiều cổ phiếu tăng trần hoặc gần trần gặp áp lực chốt lời, thậm chí đóng cửa ở mức giá sàn.

“Chúng tôi cho rằng, mức biến động này là bất thường vì không có bất kỳ thông tin nào bất lợi xuất hiện cả trong và ngoài nước.

Thống kê cho thấy, 3/4 lần gần đây khi thị trường đạt thanh khoản trên 1 tỷ cổ phiếu, thì phiên sau đó thị trường đều tăng điểm.

Về kỹ thuật, chúng tôi cho rằng, thị trường có thể kiểm định lại ngưỡng tâm lý 1.500 điểm và phục hồi” – MBS nhận định.

Tương tự, nhận xét về phiên giao dịch ngày 10/1, Công ty CK BIDV (BSC) phân tích: “Cứ tưởng như chỉ số sẽ có một phiên yên bình để tích luỹ và vượt vùng 1.530 điểm trong những phiên tiếp theo, nhưng phim hay thì cần chờ đoạn kết, sau 14h áp lực bán ồ ạt xuất hiện khiến cho ngành bất động sản ngã ngựa với nhiều mã mang sắc đỏ.

Điều này đã kích hoạt sức ép bán mạnh khiến cho chỉ số quay xe và lao xuống vực, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Phiên ngày 10/1 có 18/19 ngành giảm điểm; ngành duy nhất giữ được sắc xanh là ngành du lịch & giải trí.

Tuy nhiên, theo BSC, VN-Index sẽ nhanh chóng đạt được điểm cân bằng trong vài phiên tới.

“Dù chứng kiến thị trường giảm điểm mạnh xuống ngưỡng hỗ trợ 1.500 điểm, nhưng trên quan điểm kĩ thuật, VN-Index sẽ nhanh chóng đạt được điểm cân bằng trong vài phiên tới và tích luỹ đủ xung lực trước khi có thể tiến về ngưỡng kháng cự 1.530-1.535 điểm” – chuyên gia BSC tin tưởng nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

“Con cưng” của mẹ Cường Đô la liên tiếp leo trần với khối lượng giao dịch đột biến

Trong phiên giao dịch ngày 7/1, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai (HOSE: QCG) tiếp tục leo trần từ sớm lên mức 20.350...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN