Bất ngờ với mức đóng góp vào ngân sách của DN tỷ phú Trần Đình Long

Hòa Phát đang hoạt động và đóng góp ngân sách tại 28 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong năm qua, mặc dù mức đóng góp giảm nhưng vẫn ở mức khá cao.

Tập đoàn Hòa Phát cho biết hiện nay, Tập đoàn đang hoạt động và đóng góp ngân sách tại 28 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tính từ năm 2007, thời điểm khi Hòa Phát bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán đến 31/12/2022, Hòa Phát đã nộp trên 64.800 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước.

Số đóng góp vào ngân sách năm 2022 giảm 10% so với năm 2021 nhưng cao gấp 34 lần so với năm 2007.

Trong đó, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất nộp cho ngân sách bao gồm: thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa,… đạt gần 7.000 tỷ đồng trong năm 2022, dẫn đầu toàn Tập đoàn.

Thép Hòa Phát Hải Dương là công ty thành viên có số nộp ngân sách nhiều thứ hai trong Tập đoàn Hòa Phát với gần 2.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số công ty thành viên của Tập đoàn có số nộp lớn cho ngân sách Nhà nước như: Ống thép Hòa Phát, Điện máy gia dụng Hòa Phát, Khoáng sản An Thông, Thép Hòa Phát Hưng Yên, Xây dựng và Phát triển đô thị Hòa Phát, Tôn Hòa Phát,...

Quý III/2022, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 34.441 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ 2021. Lỗ sau thuế 1.786 tỷ đồng, trái ngược với số lãi kỷ lục 10.351 tỷ của quý III năm ngoái. Đây là lần thua lỗ đầu tiên của Hòa Phát kể từ cuối năm 2008.

Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đóng góp lớn cho ngân sách

Tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long đóng góp lớn cho ngân sách

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPG liên tục biến động theo chiều hướng tiêu cực trong năm qua. Tuy nhiên, cổ phiếu này cũng đang trong xu hướng đi lên. Tính đến phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu HPG tăng phiên thứ ba liên tiếp với mức tăng 0,23%, đóng cửa tại 21.700 đồng. 

Đà tăng của HPG diễn ra trong bối cảnh chung thị trường chứng khoán đang đà hồi phục.

Phiên 18/1, thị trường chứng khoán diễn biến khá tích cực ngay từ đầu phiên. Nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng tiếp tục đóng vai trò giữ nhịp cho chỉ số, điển hình như BID, VCB, CTG, ...

Chuyển động của nhóm bất động sản khởi sắc hơn trở thành động lực giúp VN-Index tiến lên chinh phục ngưỡng 1.100 điểm. Đà tăng được duy trì đến cuối phiên sáng. 

Các nhóm cổ phiếu thay nhau dẫn dắt để giữ nhịp cho thị trường và tạo tâm lý tích cực

Thị trường khá tích cực trước kì nghỉ Tết 

Thị trường khá tích cực trước kì nghỉ Tết 

Chốt phiên giao dịch ngày 18/1, VN-Index tăng 9,99 điểm (0,92%) lên 1.098,28 điểm, HNX-Index tăng 2,58 điểm (1,2%) lên 217,73 điểm, UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,79%) đạt 73,54 điểm.

Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 11,9 nghìn tỷ đồng.

VIC tác động tích cực nhất đến thị trường khi mang về cho Vn-index 1,44 điểm. Ở chiều ngược lại, VRE lấy đi của Vn-index 0,3 điểm.

Nguồn: [Link nguồn]

Đầu năm 2023, doanh nghiệp địa ốc trước áp lực hơn chục nghìn tỷ trái phiếu đáo hạn

Tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn, chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Kì Lân ([Tên nguồn])
Chỉ số chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN