Dùng điện thoại quá nhiều khiến người dùng ngu ngốc và bốc đồng?

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số như điện thoại có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến khả năng nhận thức của con người.

Điện thoại hay máy tính bảng đã là một phần của cuộc sống hiện đại, thậm chí nhiều trường học theo đuổi chính sách giảng dạy STEAM còn sử dụng các sản phẩm kỹ thuật số này như một phần công cụ hỗ trợ giảng dạy cho học sinh hàng ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên Science Alert có thể khiến mọi người suy nghĩ lại cách phụ thuộc vào các thiết bị này.

Những người mắc chứng rối loạn sử dụng sản phẩm kỹ thuật số có khả năng nhận thức thấp hơn đáng kể so với những người cùng lứa tuổi.

Những người mắc chứng rối loạn sử dụng sản phẩm kỹ thuật số có khả năng nhận thức thấp hơn đáng kể so với những người cùng lứa tuổi.

Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích toàn diện 34 nghiên cứu trước đó, phân tích các hình thức sử dụng sản phẩm kỹ thuật số khác nhau (bao gồm trò chơi, Internet, smartphone và mạng xã hội), từ đó so sánh hiệu suất nhận thức của con người gặp chứng rối loạn khi sử dụng sản phẩm kỹ thuật số khác biệt ra sao so với những người không bị rối loạn.

Kết quả cho thấy những người mắc chứng rối loạn sử dụng sản phẩm kỹ thuật số có khả năng nhận thức thấp hơn đáng kể so với những người cùng lứa tuổi. Lĩnh vực nhận thức chính bị ảnh hưởng là “sự chú ý”, đặc biệt là sự chú ý được duy trì liên tục vốn yêu cầu sự tập trung trong thời gian dài. Sự khác biệt đáng kể thứ hai là ở “chức năng điều hành”, đặc biệt là kiểm soát xung lực, phản ánh các vấn đề về khả năng quản lý các phản ứng tự động hoặc “phản xạ”.

Mạng xã hội phổ biến hiện nay dựa trên các thuật toán nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người dùng.

Mạng xã hội phổ biến hiện nay dựa trên các thuật toán nhằm mục đích thu hút sự chú ý của người dùng.

Điều đáng chú ý là bản chất của việc sử dụng sản phẩm kỹ thuật số không ảnh hưởng đến kết quả, nhưng nếu sử dụng quá lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức. Hơn nữa, xu hướng này không chỉ giới hạn ở trẻ em hay thanh niên mà còn được tìm thấy ở nhiều đối tượng nhóm tuổi được quan sát khác nhau.

Mọi người phải biết rằng mạng xã hội phổ biến hiện nay đều dựa trên các thuật toán, được thiết kế để thu hút sự chú ý của con người. Những thuật toán này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tập trung của mọi người và còn gây nghiện, khiến họ khó xa rời các sản phẩm kỹ thuật số.

Cũng theo nghiên cứu, những người bị giảm khả năng chú ý có thể gặp khó khăn trong việc tập trung trong những môi trường ít kích thích hơn, chẳng hạn nơi làm việc hoặc lớp học yên tĩnh. Xu hướng sử dụng công nghệ trong học tập đã làm trầm trọng thêm vấn đề bởi những thiết bị này thực sự có thể khiến học sinh mất tập trung trong môi trường học tập.

Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng nên kiểm soát việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng nên kiểm soát việc sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Tóm lại, việc sử dụng điện thoại quá nhiều sẽ làm giảm chức năng nhận thức của não, đặc biệt là khả năng tập trung và kiểm soát các cơn bốc đồng. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ cũng như công việc của người lớn. Vì vậy, tất cả chúng ta cần chú ý kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại để tránh bị nghiện. Các nhà trường và phụ huynh nên đặt ra quy định sử dụng cho trẻ em, trong khi người lớn cũng nên tự giác kỷ luật để có thời gian tập trung trong công việc và cuộc sống.

Nguồn: [Link nguồn]

Tại sao người dùng ngày càng “lười“ nâng cấp smartphone?

Giờ đây, người dùng đang có xu hướng giữ điện thoại thông minh lâu hơn trước đây. Lý do vì đâu?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THIÊN AN ([Tên nguồn])
Điện thoại Smartphone Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN