Xe điện nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam: Liệu có làm nên chuyện?

Người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý e ngại đối với xe điện về hạ tầng trạm sạc, đặc biệt là những chi phí bảo hành, bảo dưỡng đối với các mẫu xe điện nước ngoài.

Ngoài thương hiệu xe điện Việt là Vinfast đang từng bước phủ rộng thị trường ô tô trong nước, được người tiêu dùng đánh giá cao. Thời gian gần đây, nhiều hãng xe ô tô điện đến từ nhiều nước như: Trung Quốc, các nước châu Âu, Hàn Quốc… bắt đầu nhắm vào thị trường Việt Nam.

Từ xe điện Trung Quốc đến xe điện hạng sang

Đứng đầu làn sóng xe điện nước ngoài đổ bộ vào thị trường ô tô Việt Nam trong vài năm trở lại đây về số lượng xe lẫn thương hiệu xe là xe điện Trung Quốc.

Vào thị trường Việt Nam sớm nhất là các mẫu xe điện mini Wuling HongGuang Mini EV, hiện đã xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố Việt Nam, chỉ đứng sau xe điện Vinfast. Từ cuối tháng 6-2023, sau hơn 3 tháng công bố hợp tác, TMT Motors chính thức giới thiệu mẫu xe điện Wuling HongGuang Mini EV đến thị trường Việt Nam.

Xe có tốc độ tối đa là 100 km/h, dung lượng pin cho quãng đường di chuyển tối đa lần lượt là 120km và 170km sau một lần sạc. Đáng chú ý, Wuling HongGuang Mini có giá bán từ 239 - 282 triệu đồng cho 6 phiên bản khác nhau.

Mẫu ô tô chạy điện sẽ được lắp ráp tại nhà máy ô tô của TMT Motors tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là Wuling HongGuang MiniEV, với công suất 30.000 xe/năm và có thể được gia tăng trong tương lai. TMT Motors cũng đang nghiên cứu để giới thiệu thêm các mẫu ô tô điện chất lượng khác.

Mới đây, trong tháng 6-2024, hãng xe BYD đến từ Trung Quốc cũng đã cho ra mắt 3 dòng xe điện sedan, hatchback và SUV đô thị thăm dò thị trường Việt Nam. Hãng xe BYD có doanh số xe điện bán chạy nhất thế giới trong năm 2023 với hơn 3 triệu xe, tăng trưởng đến 62% so với năm 2022.

Nhiều hãng xe điện nước ngoài đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Ảnh: QH

Nhiều hãng xe điện nước ngoài đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Ảnh: QH

Ông Võ Minh Lực, Giám đốc điều hành BYD Việt Nam, cho biết xe điện BYD có thể ra mắt hơi muộn ở Việt Nam, nhưng xem Việt Nam là thị trường quan trọng, nhiều tiềm năng với những người trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Trong thời gian sắp tới, hãng xe này đang phối hợp với các đối tác để tìm kiếm sự phát triển trạm sạc một cách phù hợp.

Dù thương hiệu xe điện Trung Quốc BYD chưa công bố giá bán chính thức, nhưng mức giá dự kiến được tiết lộ từ 800 – 900 triệu đồng/chiếc tùy mẫu xe.

Một hãng xe khác đến đến Trung Quốc là Chery Automobile tuyên bố sẽ là công ty Trung Quốc đầu tiên xây dựng một nhà máy xe điện tại Việt Nam. Nhà máy lắp ráp trị giá 800 triệu USD, liên danh với tập đoàn Geleximco của Việt Nam tại tỉnh Thái Bình, sẽ có công suất sản xuất 200.000 xe mỗi năm sau khi hoàn thành vào quý I-2026.

Không chỉ dòng ô tô bình dân, trung cấp thì xe điện nước ngoài còn nhập khẩu vào Việt Nam những mẫu xe điện hạng sang. Như Mercedes Benz đã đưa vào Việt Nam hàng loạt mẫu xe điện như EQB 250, EQE 500 4MATIC và EQS 500 4MATIC.

Một hãng xe điện nước ngoài phân khúc hạng sang khác là BMW cũng gia nhập thị trường với các sản phẩm xe điện như i7, i4 và iX3. Volvo Việt Nam cũng sẽ chào đón những mẫu xe mới với sự góp mặt của EX30 hoặc C40 Recharge.

Trong khi đó các hãng xe khác vẫn đang tập trung những dòng ô tô lai điện và xăng (hybrid) như Honda, Toyota, Mitsubishi…

Bài toán trụ lại thị trường

Dù xe điện nước ngoài đã và đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, nhìn chung thị trường vẫn có tâm lý e ngại nên sức mua chưa thể có sự đột biến.

Một trở ngại của xe điện nước ngoài vào thị trường Việt Nam hiện nay được ông Võ Quốc Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn TOGO cho biết là vấn đề trạm sạc. Xe điện phải có mạng lưới hạ tầng trạm sạc, khi một đơn vị đã sản xuất xe thuần điện, sử dụng năng lượng điện thì phải đầu tư hệ thống trạm sạc không khác gì hệ thống cây xăng.

“Vấn đề bất tiện hơn ở đây là tiếp nhiên liệu với thời gian sạc lâu hơn. Tất nhiên bất cứ xe điện nào cũng vừa có thể sạc tại trạm sạc vừa có thể sạc tại nhà. Hiện nay tập đoàn Điện lực cũng đã kinh doanh trạm sạc, nếu các hãng xe điện Trung Quốc như BYD cần bắt tay hợp tác với đơn vị này sẽ giúp tối ưu hoá việc sạc pin ở nhà”- ông Bình cho hay.

Theo ông Bình, BYD vào Việt Nam và xây dựng hệ thống trạm sạc sẽ “đánh bay” tâm lý lo ngại xe mang mác xe Trung Quốc, bởi chất lượng, tiếng tăm hay mẫu mã đã được đánh giá nhiều thị trường trên thế giới.

Một số hãng xe điện nước ngoài tiết lộ đang phối hợp với các đối tác để phát triển trạm sạc một cách phù hợp nhằm thuyết phục được người tiêu dùng Việt Nam. Ảnh: QH

Một số hãng xe điện nước ngoài tiết lộ đang phối hợp với các đối tác để phát triển trạm sạc một cách phù hợp nhằm thuyết phục được người tiêu dùng Việt Nam. Ảnh: QH

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng người tiêu dùng e ngại xe điện nước ngoài cũng như trong nước sản xuất vì bài toàn vẫn là chi phí thay pin và quãng đường di chuyển. Khi đó, người tiêu dùng sẽ phải tính toán kĩ hơn, khi mua chiếc ô tô điện nhưng lại tốn nhiều chi phí

Nói riêng về các hãng xe điện Trung Quốc, ông Đồng cho rằng các loại ô tô điện nước này có xuất khẩu toàn cầu. Nhưng nếu xe điện Trung Quốc không cải thiện được vấn đề về chất lượng, chi phí bảo dưỡng bảo trì cao thì vẫn khó được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận như các mẫu ô tô chạy xăng đã từng gặp. Hiện giá của các mẫu xe điện nước ngoài vẫn cao so với các mẫu xe chạy xăng nên sắp tới các hãng xe trong nước muốn có nhiều khách hàng thì cần phải tìm cách giảm giá.

Xe điện Vinfast của Việt Nam vẫn đang chiếm lĩnh thị trường nhờ lợi thế về hạ tầng trạm sạc so với các xe điện nước ngoài. Ảnh: QH

Xe điện Vinfast của Việt Nam vẫn đang chiếm lĩnh thị trường nhờ lợi thế về hạ tầng trạm sạc so với các xe điện nước ngoài. Ảnh: QH

“Đối với làn sóng xe điện nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, Việt Nam cần có bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn về xe điện tại thị trường Việt Nam. Thứ hai phải có tiêu chuẩn, rào cản kỹ thuật vật lý đối với các sản phẩm xe điện nước ngoài”- chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng góp ý.

Trợ giá để khuyến khích người dân mua xe điện

Giá bán ô tô điện hiện nay đang cao do chi phí sản xuất pin lớn, khi công nghệ pin phát triển, chi phí sản xuất pin giảm sẽ giúp giá bán xe điện giảm. Trước khi đạt được điều này, để người dân quan tâm và sử dụng xe điện nhiều, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ như tại Trung Quốc, Thái Lan, chính phủ các nước này hỗ trợ trực tiếp cho nhà sản xuất và người tiêu dùng mua ô tô điện.

Một mẫu xe điện mini đang bán tại thị trường Việt Nam.

Một mẫu xe điện mini đang bán tại thị trường Việt Nam.

Nhà sản xuất xe điện, pin xe điện được trợ cấp, hỗ trợ để xây trạm sạc… Người dân mua xe điện ngoài được trợ giá xe (tương đương từ vài chục đến trăm triệu đồng), và còn được ưu đãi phí làm biển số, miễn phí khi đi cao tốc hay đẩy nhanh thời gian đăng ký xe… Các trạm sạc điện được chính phủ hỗ trợ đã làm giảm phí đối với người sử dụng xe điện. Tiêu chuẩn về sạc xe điện cũng thống nhất với các hãng sản xuất.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều hãng xe Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu xác nhận sẽ đưa xe điện về thị trường Việt Nam trong năm nay hoặc đầu năm 2025

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUANG HUY - THY NHUNG ([Tên nguồn])
Thông tin thị trường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN