Ủng hộ việc siết nồng độ cồn, làng nghề nấu rượu chuyển hướng làm ăn mới

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Làng nấu rượu Phú Lộc thôn Phú Lộc, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương có truyền thống hơn 500 năm, đỉnh điểm có gần nghìn hộ nấu rượu. Khi thực hiện chủ trương kiểm soát nồng độ cồn, nghề nấu rượu ở Phú Lộc gặp nhiều khó khăn. Nhưng lạ là, trong cuộc đổi thay theo hướng văn minh đó, dân Phú Lộc uyển chuyển thích ứng và ủng hộ chính sách…

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dịch lợn tai xanh, dịch tả lợn châu Phi và mới đây nhất là việc Nhà nước siết chặt việc kiểm soát nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, rượu không tiêu thụ được nhiều, dẫn đến nhiều người dân đã bỏ nghề.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dịch lợn tai xanh, dịch tả lợn châu Phi và mới đây nhất là việc Nhà nước siết chặt việc kiểm soát nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông, rượu không tiêu thụ được nhiều, dẫn đến nhiều người dân đã bỏ nghề.

Ông Huy kể, những năm trước vào những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, trên các con đường này luôn nhộn nhịp người đi lại, xe cộ tấp nập ra vào chở gạo, rượu. Nhưng giờ đây, làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một.

Ông Huy kể, những năm trước vào những ngày trước và sau Tết Nguyên đán, trên các con đường này luôn nhộn nhịp người đi lại, xe cộ tấp nập ra vào chở gạo, rượu. Nhưng giờ đây, làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một.

“Đường làng, ngõ xóm vắng tanh, không còn mùi hương của rượu nếp thoang thoảng được lên men bằng loại men gia truyền của các cụ ngày xưa lưu truyền từ đời này sang đời khác. Cái sinh kế của người Phú Lộc thay đổi, để lại sau lưng những ký ức về một làng nấu rượu gia truyền nức tiếng”, ông Huy bồi hồi.

“Đường làng, ngõ xóm vắng tanh, không còn mùi hương của rượu nếp thoang thoảng được lên men bằng loại men gia truyền của các cụ ngày xưa lưu truyền từ đời này sang đời khác. Cái sinh kế của người Phú Lộc thay đổi, để lại sau lưng những ký ức về một làng nấu rượu gia truyền nức tiếng”, ông Huy bồi hồi.

Ông Huy cho biết, rượu Phú Lộc được lên men bằng loại men truyền thống của cụ tổ nghề để lại. Men được làm từ gạo xay, phối trộn với 21 loại thảo dược như: Quế, hồi, cam thảo, cát cánh, xuyên khung…

Ông Huy cho biết, rượu Phú Lộc được lên men bằng loại men truyền thống của cụ tổ nghề để lại. Men được làm từ gạo xay, phối trộn với 21 loại thảo dược như: Quế, hồi, cam thảo, cát cánh, xuyên khung…

Nguyên liệu nấu rượu Phú Lộc thường là nếp cái hoa vàng, một giống lúa nếp truyền thống được gieo cấy tại các huyện Kinh Môn, Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Nguyên liệu nấu rượu Phú Lộc thường là nếp cái hoa vàng, một giống lúa nếp truyền thống được gieo cấy tại các huyện Kinh Môn, Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Để sản phẩm chất lượng, người nấu rượu phải thực hiện quy trình kéo dài khoảng 15 ngày và trải qua nhiều công đoạn.

Để sản phẩm chất lượng, người nấu rượu phải thực hiện quy trình kéo dài khoảng 15 ngày và trải qua nhiều công đoạn.

Lúa nếp phơi già, xay trật vỏ, sảy sạch trấu, không giã, mang nấu cơm vừa độ dẻo, cho ra nia, khi nguội xếp vào thúng. Xung quanh thúng lót lá chuối; cứ một lượt cơm lại rắc một lượt men đã tán nhỏ, xếp xong đậy kín bằng bao tải đặt thúng lên trên chậu sành, để vào chỗ kín gió.

Lúa nếp phơi già, xay trật vỏ, sảy sạch trấu, không giã, mang nấu cơm vừa độ dẻo, cho ra nia, khi nguội xếp vào thúng. Xung quanh thúng lót lá chuối; cứ một lượt cơm lại rắc một lượt men đã tán nhỏ, xếp xong đậy kín bằng bao tải đặt thúng lên trên chậu sành, để vào chỗ kín gió.

Khoảng 5-6 ngày, cơm men có mùi thơm, nước chảy xuống chậu chừng nửa lít thì cho vào hũ, đổ thêm 15 lít nước sạch vào ngâm 6 - 7 ngày nữa, rồi mang chưng cất.

Khoảng 5-6 ngày, cơm men có mùi thơm, nước chảy xuống chậu chừng nửa lít thì cho vào hũ, đổ thêm 15 lít nước sạch vào ngâm 6 - 7 ngày nữa, rồi mang chưng cất.

Rượu khi nấu xong, bà con ngâm chum sành một thời gian để khử độc, lúc đó mới đem đi tiêu thụ.

Rượu khi nấu xong, bà con ngâm chum sành một thời gian để khử độc, lúc đó mới đem đi tiêu thụ.

Chúng tôi ghé thăm gia đình ông Vũ Đình Thuần (70 tuổi). Ông là đời thứ 5 làm nghề nấu rượu, nuôi lợn. Ông Thuần cho biết, người dân Phú Lộc thích ứng rất nhanh, khi thu nhập từ việc nấu rượu, chăn nuôi giảm mạnh, người dân đã chuyển hướng chăm lo việc nhà cửa, ruộng vườn để các con vào các xí nghiệp, nhà máy làm việc cho thu nhập ổn định.

Chúng tôi ghé thăm gia đình ông Vũ Đình Thuần (70 tuổi). Ông là đời thứ 5 làm nghề nấu rượu, nuôi lợn. Ông Thuần cho biết, người dân Phú Lộc thích ứng rất nhanh, khi thu nhập từ việc nấu rượu, chăn nuôi giảm mạnh, người dân đã chuyển hướng chăm lo việc nhà cửa, ruộng vườn để các con vào các xí nghiệp, nhà máy làm việc cho thu nhập ổn định.

Trước năm 2019, mỗi tháng, ông nấu hơn 3 nghìn lít rượu và mỗi năm ông cung cấp ra thị trường hơn 20 nghìn lít. Nhưng đến thời điểm hiện nay, vào vụ cao điểm Tết, ông chỉ nấu 1.000 lít rượu/tháng. “Nấu rượu hiện nay không mang lại lợi nhuận mà chỉ duy trì sản xuất để lấy bỗng nuôi lợn. Nếu lợn không dịch bệnh, người dân có cuộc sống tốt. Còn không may, lợn gặp dịch thì trắng tay”, ông Thuần cho hay.

Trước năm 2019, mỗi tháng, ông nấu hơn 3 nghìn lít rượu và mỗi năm ông cung cấp ra thị trường hơn 20 nghìn lít. Nhưng đến thời điểm hiện nay, vào vụ cao điểm Tết, ông chỉ nấu 1.000 lít rượu/tháng. “Nấu rượu hiện nay không mang lại lợi nhuận mà chỉ duy trì sản xuất để lấy bỗng nuôi lợn. Nếu lợn không dịch bệnh, người dân có cuộc sống tốt. Còn không may, lợn gặp dịch thì trắng tay”, ông Thuần cho hay.

Anh Hoàng Hữu Vương - chủ một doanh nghiệp ở Phú Lộc - cho hay, làng chúng tôi mỗi năm nấu rượu 8 tháng, 4 tháng hè trời nắng nóng dừng sản xuất, nhưng năm nay tôi cho dừng sản xuất sớm. Anh Hoàng Hữu Vương cũng cho hay, việc cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bia rượu là rất tốt, rất văn minh, tiến bộ.

Anh Hoàng Hữu Vương - chủ một doanh nghiệp ở Phú Lộc - cho hay, làng chúng tôi mỗi năm nấu rượu 8 tháng, 4 tháng hè trời nắng nóng dừng sản xuất, nhưng năm nay tôi cho dừng sản xuất sớm. Anh Hoàng Hữu Vương cũng cho hay, việc cấm người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng bia rượu là rất tốt, rất văn minh, tiến bộ.

Ủng hộ việc siết nồng độ cồn, làng nghề nấu rượu chuyển hướng làm ăn mới - 13

Để đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp, năm vừa qua, anh Vương đã chuyển hướng kinh doanh. “Xu hướng thị trường, tiêu thụ rượu tiếp tục giảm, nên doanh nghiệp cần tìm ra hướng đi mới để bù đắp doanh thu, phát triển doanh nghiệp và duy trì nghề cha ông để lại. Nếu để tổ nghề thất truyền thì thế hệ sau sẽ có lỗi với tổ nghề”, anh Vương chia sẻ.

Theo báo cáo, tỷ lệ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia giảm trong Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Đặc biệt, ngay chính dân làng Phú Lộc không phải chứng kiến người thân sử dụng rượu bia tham gia giao thông dẫn đến tai nạn; hàng xóm, láng giềng gây gỗ đánh nhau để lại hậu quả thương tâm.

Theo người dân của thôn Phú Lộc, việc chuyển đổi sinh kế là điều tất yếu. Ngoài ra, nhiều nhà máy, khu công nghiệp được mở ra, thanh niên vào các nhà máy làm việc là hướng đi thích ứng, bền vững, phù hợp với tình hình hiện nay.

Nguồn: [Link nguồn]

Bỏ nuôi gà chuyển sang nuôi con đặc sản này, anh Trần Tấn Giang (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) có doanh thu hơn 2 tỷ đồng mỗi năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Viết Hà ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN