Sinh viên chạy xe ôm, bán hàng... mưu sinh dịp Tết

Sự kiện: Kinh Doanh

Thay vì về quê đón Tết, nhiều sinh viên ở lại Hà Nội làm thêm kiếm tiền giúp đỡ gia đình.

Sinh viên muôn kiểu làm thêm ngày Tết

Thời điểm này, sinh viên của nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội đã được nghỉ Tết. Tuy nhiên, đây cũng là dịp nhiều sinh viên chọn làm thêm để kiếm tiền đón tết hoặc phụ giúp gia đình. Theo đó, công việc dành cho sinh viên dịp Tết cũng vô cùng đa dạng: Từ bán hàng, phục vụ quán ăn...tới chạy xe ôm.

Sinh viên chạy xe ôm, bán hàng... mưu sinh dịp Tết - 1

Sinh viên Đỗ Trường Hùng (Thái Bình) tranh thủ chạy xe ôm kiếm thêm dịp Tết

Trương Thị Mĩ Na (sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội) lựa chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến mồng 5 Tết tại một cửa hàng pizza trên đường Giảng Võ chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình quyết định không đón giao thừa với gia đình mà ở lại làm thêm. Mình cũng băn khoăn rất nhiều, nhưng may mắn là bố mẹ luôn động viên và ủng hộ mình. Bình thường mình được nhận 20 nghìn đồng/1 tiếng, nhưng lương ngày Tết sẽ tăng gấp 4 lần và có thưởng nên trung bình mình có thể kiếm được từ 500 – 800 nghìn đồng/1 ngày. Mình sắp ra trường, nên mình cũng muốn có một số tiền tiết kiệm để lo cho tương lai”.

Dù được nghỉ từ 22 âm lịch, nhưng chàng sinh viên Nguyễn Xuân Trường (quê Vĩnh Phúc) quyết định ở lại làm nhân viên an ninh ca đêm tại tòa nhà Star Tower (Cầu Giấy), đến 29 Tết mới về quê. Tương tự, sinh viên Đỗ Trường Hùng (quê Thái Bình) tâm sự: “Gia đình khó khăn, mình cũng muốn tự lập nên tranh thủ chạy xe ôm để đóng tiền học, tiền nhà và phụ giúp mẹ nuôi em trai cũng đang học đại học. Một ngày mình cố gắng cũng được 300 – 400 nghìn đồng, tối về mình đánh văn bản cho NXB Văn học để kiếm thêm chút nữa. Mình sẽ làm đến 30 Tết rồi mới về quê”.

Hay như Nguyễn Thùy Linh (sinh viên Đại học KHXHNV) thì lại chọn cách bán hàng online các đồ liên quan đến Tết như oản lễ, đèn điện trang trí, bộ sản phẩm bát đĩa làm quà tết… Bạn Kiều Thị Hải Loan (quê Thái Nguyên) cũng cho biết, những năm trước trực tổng đài Viettel (cơ sở đường Phạm Văn Đồng) cũng được lương gấp 5 lần bình thường, khoảng 500 nghìn đồng/1 ngày.

Sinh viên chạy xe ôm, bán hàng... mưu sinh dịp Tết - 2

Trương Thị Mĩ Na làm thêm trong Tết vì muốn có một số tiền tiết kiệm khi  ra trường

Theo khảo sát, có rất nhiều công việc làm thêm để các bạn sinh viên có thể kiếm tiền vào dịp Tết và nhu cầu tìm việc thời điểm này đương nhiên cũng không hề nhỏ. Chia sẻ thêm về điều này, anh Nguyễn Trọng Thủy, Quản lý hội tìm việc làm thêm cho sinh viên tại Hà Nội (cơ sở tại Cầu Giấy) cho hay: “Dịp Tết, trung tâm giới thiệu việc cho khoảng 100 sinh viên tìm việc. Nhưng chủ yếu là những công việc thời vụ trước Tết như bán hàng ở các sạp ven đường, các hội chợ, số bạn tìm việc làm trong Tết chỉ chiếm khoảng 20%”.

Đừng để Tết mất vui

Mong muốn làm thêm để có tiền chi tiêu và giúp đỡ gia đình, nhưng sinh viên khi tìm việc và làm việc luôn cần chú ý để không bị lừa bởi những mức lương hấp dẫn, hay nóng vội đi làm mà không tìm hiểu kĩ thông tin hoặc xảy ra những điều không may khi Tết cận kề. Bùi Thị Thu Hà (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) buồn bã tâm sự: “Vì muốn kiếm thêm tiền dịp Tết nên mình đăng kí làm phục vụ tại một khách sạn.  Mình làm khi có tiệc đông, thường khoảng 8 tiếng/1 ngày, 120 nghìn/8 tiếng, có khi phải làm quá thời gian mà không được trả thêm. Do vội vàng đi làm nên không tìm hiểu, giờ muốn bỏ cũng không được vì sẽ không có lương”.

Trường hợp khác, Nguyễn Quang Bách (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cũng tranh thủ chạy thêm xe ôm dịp Tết kể kỉ niệm của mình: “Được nghỉ Tết, mình tranh thủ chạy Grab để có thêm ít thu nhập. Mà có lần chạy xe đúng giờ tắc đường lại khó tìm địa chỉ vì ở đó đang quy hoạch lại số nhà, đến nơi thì gặp sự cố với khách nên phải hủy giờ bấm, thế là coi như chẳn được gì còn phải bù tiền xăng”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Thủy (Báo Giao thông)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN